Vài nét về người Ấn Độ ở Sài Gòn xưa

Chetty là những người Ấn Độ làm nghề cho vay tiền nếu người vay có thể thế chấp đất đai hoặc nhà cửa. Họ có giấy phép kinh doanh, đóng thuế cho người Pháp và thuê luật sư để đại diện cho mình. Người Chà Chetty từng sống ở đường Tôn Thất Thiệp ( Rue des Malabars ) và các đường khác gần đền Chà của cộng đồng người Brahmin (Bà-la-môn). Hàng năm họ đều tổ chức lễ hội với lễ rước lớn. “Chà Bombay” là những người Ấn Độ giàu có bán vải và lụa ở các đường Lê Lợi, Hàm nghi và Đồng Khánh (nay là đường Trần Hưng Đạo 2) và ở hai bên chợ Bến Thành. Người Sài Gòn thường gọi những người Ấn Độ ăn mặc diện là “Chà Bombay”. Người Việt Nam gọi những người Ấn Độ canh gác các cửa hàng lớn, các công ty và xưởng là “hach”, bắt nguồn từ “hadj”, danh hiệu của những người Hồi giáo đã hành hương đến Mecca. Đôi khi, người Việt Nam cũng gọi họ là “Anh Bay” có nguồn gốc từ từ “bey” hay “bay” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, để chỉ một sĩ quan cao cấp trong quân đội Hồi giáo. Quầy đổi tiền , bán tạp hóa, hương liệu của mấy anh Bảy Chà trên đường Catinat ,…người Pháp gọi là Chettys …
Hầu hết người Ấn Độ sống trong cộng đồng riêng của mình và buôn bán một số mặt hàng nhất định. Người Chà – bao gồm người Hin-đu, Brahmin và Hồi giáo – thường bán vải và lụa ở đường Hàm Nghi, Lê Lợi và tự do (nay là đường Đồng Khởi) và ở trong chợ Bến Thành. Ở khu Chợ Lớn, người Chà có các cửa hàng bán vải lụa ở đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm) và trong chợ Bình Tây. Rải rác đây đó, người Ấn Độ cũng bán kẹo, rượu ngọt, rượu ngoại, đồ cổ, đồ mỹ nghệ và trang sức. Một vài người chủ Ấn Độ còn trưng bày đồ cổ, đồ lưu niệm, bưu thiếp và tiền xu cổ ở gian ngoài cửa hàng trong khi lại buôn bán ngoại tệ ở gian trong. Các cửa hàng của họ thường tập trung trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) và Charner (nay là đường Nguyễn Huệ).
Người Thổ Nhĩ Kỳ và người Pakistan sống ở đường Hamellin (nay là đường Lê Thị Hồng Gấm). Họ làm nghề bảo vệ, sửa mũ phớt và mở các nhà hàng phục vụ cơm, món cà-ri nấu theo kiểu Hồi giáo.Các nhà hàng Ấn Độ khác nằm trên đường Cây Mai, gần một nhà thờ Hồi giáo trên đường Chợ Lớn (nay là đường Nguyễn Trãi) gần cảng Chương Dương, nơi có một nhà thờ nhỏ của cộng đồng người Mã-lai.
Nhiều người Ấn Độ, đặc biệt là những lái buôn vải lụa giàu có đã rời Sài Gòn sau năm 1945. Một số người trở về quê hương. Những người đến từ 5 vùng thuộc địa của Pháp tại Ấn Độ kể trên thì theo người Pháp về Pháp hoặc sang định cư tại các thuộc địa của Pháp ở Châu Phi và Châu Đại Dương. Còn những người ở lại thì kết hôn với nguời Việt Nam, sống chung với cộng đồng người Việt và hoàn toàn hòa nhập vào cộng đồng người Việt sau hai hoặc ba thế hệ. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người Ấn Độ hiện vẫn giữ quốc tịch của mình.