Thách thức toàn cầu



Những thách thức lớn lao của thế kỷ 21 (vượt xa sức giải quyết của bất cứ siêu cường, nào dù mạnh đến đâu)
a) An ninh toàn cầu: Sau vụ khủng bố đâm máy bay vào toà tháp đôi ở New York ngày 11-9-2001, không đâu còn là an ninh 100%. Mỹ đã từng cầm đầu nỗ lực chống khủng bố trên thế giới, trực tiếp tham chiến tại Iraq và Afganistan; đang cố gắng tháo gỡ mối đe dọa của Iran và Bắc Triều Tiên có vũ khí nguyên tử. Thực tế chứng minh nỗ lực xử dụng sức mạnh quân sự không đưa đến kết quả mong muốn, mà còn có nguy cơ sa lầy.
b) Ấm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường sống: Từ khi xuất hiện nền công nghiệp, hoạt động con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2 tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bề mặt trái đất ấm lên. Nạn phá rừng bừa bãi làm giảm mức hấp thụ CO2 là lý do lớn khác. Tan các tảng băng ở Bắc cực, Nam cực để lộ xác động thực vật chôn vùi lâu ngày cũng thải ra 1 lượng lớn CO2 và đồng thời làm nước biển dâng cao, nhấn chìm một số đảo và biển lấn đất liền.
Mấy lúc gần đây, thiên tai, bão lụt, hạn hán, thời tiết trái mùa liên tiếp xảy ra khắp nơi. Theo các nhà khoa học, những loại khí thải này làm tăng nhiệt địa cầu và gây rối loạn hệ thống khí hậu toàn cầu. Giảm CO2 gây hiện tượng nhà kính là vấn đề cấp bách. Các nước nghèo qui trách nhiệm cho nước giàu, yêu cầu các nước giàu phải cắt giảm nhiều và phải trợ giúp các nước nghèo. Các nước giàu có kỹ thuật, tiền bạc, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. Các nước nghèo khó có thể đáp ứng tiêu chuẩn giảm mà quốc tế yêu cầu.
c) Kiểm soát phổ biến vũ khí nguyên tử, đi đến loại bỏ hẳn. Mỹ và Nga chiếm 96% toàn kho vũ khí nguyên tử trên thế giới. Đã có những hiệp ước giảm vũ khí chiến lược START I, II-SORT, III giữa Mỹ và Nga để cùng giảm dần.
d) Quân sự hoá không gian: Kinh nghiệm giải quyết hậu quả chạy đua vũ trang nguyên tử trước đây, các nước trong câu lạc bộ không gian cảm thấy ngay từ bây giờ cần có thoả thuận sử dụng hoà bình vũ trụ, nghiêm cấm đặt vũ khí nguyên tử trong không gian.
e) Khan hiếm lương thực – thực phẩm: Biến đổi khí hậu, biển lấn đất, sa mạc hóa, đô thị hoá, thu hẹp đất canh tác, khiến lượng sản xuất kém đi. Kỹ thuật gien có thể giúp giải quyết khó khăn lương thực, nhưng phải có an ninh toàn cầu mới phân phối nhanh và an toàn đến những vùng khủng hoảng.
f) Khan hiếm nhiên liệu – năng lượng: Sau củi, than đá, khí đốt, dầu hoả, năng lượng hạt nhân… nhân loại đang hướng đến năng lượng sạch như mặt trời, gíó, thuỷ triều, năng lượng lấy từ lòng đất, từ fracking.
g) Khan hiếm tài nguyên kỹ nghệ: Tài nguyên lục địa đang cạn kiệt dần. Người ta đang nhắm đến tài nguyên dưới đáy biển. Biển chiếm 71% vỏ quả đất, tài nguyên đa dạng và phong phú như trong đất liền, còn trinh nguyên chưa bị khai thác, nay với kỹ thuật cao cho phép mở nắp những kho tàng này. Nước giàu nắm kỹ thuật khai thác, nhưng đáy biển thuộc hải phận quốc tế là chung của cả nhân loại nên trước sau gì cũng phải có luật quốc tế. Đã có đề nghị: Từ đáy biển xuống sâu 200m là của tất cả các nước. Sâu xuống hơn 200m đáy biển thuộc về ai có kỹ thuật khai thác.
h) Nạn nhân mãn và di dân kinh tế: Dân số thế giới 7,8 tỉ. Bùng nổ dân số, nếu không có kế hoạch. Mỗi nước phải lo phát triển kinh tế – giáo dục, là ưu tiên hàng đầu, chứ không được trách người dân bỏ nước ra đi kiếm đời sống dễ thở hơn nơi khác. Ngoài ra, còn có các vấn đề khác như: Vấn đề nổi loạn của các nước nghèo; tự do hoá mậu dịch và đầu tư toàn cầu; thăng tiến chất lượng cuộc sống, phẩm giá con người, nhân quyền và dân chủ khắp nơi trên thế giới…

Những phát minh khoa học làm thay đổi hẳn xã hội loài người (đều thuộc thế kỷ XX)
1/ Thuyết Tương Đối của Einstein (1905 & 1916) mở ra kỷ nguyên nguyên tử, thám hiểm không gian.
2/ James Watson và Francis Crick (1955) tìm ra chuỗi xoắn gien desoxyribonleic acid DNA, với 4 chất glycine, adenosine, cytosine và thymine. Một đột phá lớn trong lãnh vực sinh vật học.
3/ Sự ra đời của Cơ Học Lượng Tử* (1927) dẫn đến Cách Mạng Số đang diễn ra vũ bão trên thế giới, với www, điện thoại thông minh, trí thông minh nhân tạo, robot… Và cuối thế kỷ XX khám phá ra Vụ Nổ Lớn Big Bang hình thành Đại Vũ Trụ. Lập tức Cơ Học Lượng Tử làm sáng tỏ ngay bản chất của Tiểu Vũ Trụ (tức con người). Đời sống con người có Tinh thần & Vật chất. Tinh thần & Vật chất là 2 mặt của Sinh năng. Sinh năng là 1 phần của Vũ trụ năng. Tinh thần & Vật chất hỗ tương tác động và có thể hoán chuyển qua Sinh năng. Chứ không phải cái nọ có trước và ‘đẻ’ ra cái kia. Đương nhiên, xã hội loài người phải vận động theo ý thức mới. Không thể khác được!

Và quả có thế thật, chỉ mới vài thập niên hòa trộn 2 hệ thống Cộng sản – Tư bản: Toàn cầu hóa thương mại, du lịch dễ, internet xuyên biên giới, giao lưu văn hóa rộng khắp… thế giới, nhanh chóng phụ thuộc lẫn nhau. Đúng lý phải mạnh hơn, nhưng khi siêu vi SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa làm mọi người tá hỏa: Xụi lơ, chia rẽ, chửi bới, đấu đá, giấu giếm, đổ trách nhiệm, tung các thuyết âm mưu, phát ngôn thù hận… Hóa ra, bấy lâu nay, hàng tỷ người bát nháo chạy theo vật chất (tiêu dùng) hoặc bị điều kiện hóa bởi chính trị và tôn giáo! Không còn là chính mình nữa!
Thế nhưng, cách ly bắt buộc, cách ly tại nhà, giãn cách xã hội, khiến hoạt động kinh tế – xã hội, đi lại, trường lớp, họp hành, chùa chiền, nhà thờ, hành hương, du lịch, thể thao, giải trí, bắt tay, ôm hôn… dừng lại. Chính khi xã hội ngưng tác động trên con người, mà từ trong sâu thẳm, bản chất con người dễ lóe lên như một tia chớp, xé tan mây mờ. Hốt nhiên đại ngộ:
a) Sinh năng mới là bản chất thật của con người. Sinh năng là 1 phần của vũ trụ năng nên mới là phổ quát (universal). Còn thứ tự do, tình yêu mà giới chính trị và tôn giáo rao giảng chỉ là giả, không nói là phổ quát được, chỉ làm con người u mê làm theo những điều họ muốn.
b) Covid-19 làm kinh tế thế giới suy sụp, nhiều công ty phá sản, hàng triệu người thất nghiệp, mọi lãnh vực từ đầu tư – thương mại đến văn hóa – giáo dục, đều gục ngả. Giá trị lỗi thời Cộng sản –Tư bản ra đi, giá trị mới ngộ xuất hiện. Trong thâm tâm, mọi người thiên về cái mới. Khi xã hội phục chỉnh, con người được NHÂN BẢN HÓA. Đông và Tây trở thành hai mặt của nền văn minh mới. Không nói về tác hại, chính Covid-19 là chất xúc tác, đẩy nhanh mọi chuyện lên cao trào có tính toàn cầu.

BS Nguyễn Đan Quế