Nguyễn Vạn Lý

Ba Chị Em Nhà Họ Tống


Chương 1
Vận May Của Một Chú Bé Triều Châu



Tống Charlie vốn họ Hàn và sinh tại đảo Hải Nam thuộc mỏm cực nam của Trung Hoa. Tổ tiên nhà họ Hàn lánh nạn Mãn Thanh và di cư từ vùng Sơn Tây tới đảo Hải Nam từ lâu đời rồi. Lúc đầu họ bị dân bản xứ gọi là Hakka, có nghĩa là "Khách Trú", nhưng dần dần họ kết hợp với người địa phương tại đảo qua những cuộc hôn nhân giữa hai nhóm dân, và cuối cùng trở thành người Triều Châu. Thân phụ Tống Charlie là Hàn Hùng Kỳ, một thương gia khá giả, sống bằng nghề thương thuyền, buôn lậu và buôn thuốc phiện. Người Triều Châu có khuynh hướng lien kết với nhau chặt chẽ trong lối sống và công việc kinh doanh. Họ tổ chức thành những bang hội. Hàn Hùng Kỳ cũng là một bang trưởng Triều Châu.
Hàng năm cứ về mùa hè, những người Triều Châu tại Hải Nam chất đầy hàng hóa lên những thương thuyền của họ, và chở tới bán tại các vùng duyên hải miền bắc Trung Hoa. Khi mùa đông đến, để tránh cái lạnh của miền bắc, họ chở hàng hóa xuôi về miền nam, đem đến bán tại Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương. Thương thuyền của họ rất lớn, hai đầu cong lên, hai bên mạn thuyền vẽ hai con mắt, giống như mắt gà. Những tay lái buôn này bình thường làm ăn lương thiện, nhưng gặp lúc thuận lợi, bắt gặp một thương thuyền nhỏ bé yếu thế hơn, họ trở thành những tay hải tặc, tấn công thuyền lạ, cướp của, giết người, quăng xác nạn nhân xuống biển, và đánh đắm thuyền của nạn nhân cho mất tang tích. Đôi khi trên đường viễn thương, nếu gặp một làng mạc duyên hải nào trù phú mà không có sự phòng thủ, họ cũng xông vào, tấn công đoạt của và giết người.
Theo tục lệ của người Triều Châu, các con của bang trưởng phải đi tập sự làm việc buôn bán tại các chi nhánh khắp nơi. Khi Tống Charlie lên 9 tuổi thì được ông bố gửi đi theo người anh lớn đang tập sự hành nghề tại đảo Java của Nam Dương. Năm 12 tuổi, Tống Charlie gặp được một người bà con xa vào hàng cha chú. Người chú hờ này đi Nam Dương mua hàng về bán tại Hoa Kỳ. Người chú hờ gặp Tống Charlie liền có ý định dụ hắn đi theo sang lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Thực tâm người chú hờ chỉ có ý lợi dụng, đem Tống Charlie sang làm việc không công cho mình. Nhưng đó cũng là vận may hãn hữu cho Tống Charlie, và hắn lập tức đi theo người chú hờ.
Năm 1862, chính phủ liên bang Hoa Kỳ quyết định phát triển hệ thống xe lửa xuyên lục địa, nối hệ thống xe lửa từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây Hoa Kỳ, từ Philadelphia trên bờ Đại Tây Dương sang San Francisco trên bờ Thái Bình Dương. Đây là một đại công trình dài tới 4500 cây số đường sắt, chạy xuyên qua những cánh đồng mênh mông của miền đông và những vùng hoang vu sa mạc, những đỉnh cao của rặng núi Sierra Nevada của miền tây. Hai công ty được giao phó xây dựng công trình này là Union Pacific bắt đầu từ miền đông, và Central Pacific bắt đầu từ miền tây. Hai công ty dự định đường xe lửa từ hai đầu sẽ gặp nhau tại trung tâm Hoa Kỳ.
Công ty Union Pacific gặp thuận lợi hơn, vì miền đông là đồng bằng nên không gặp trở ngại, và cũng dễ tuyển nhân công vì dân cư vùng này đông đúc và có nhiều di dân từ Âu Châu sang. Trái lại công ty Central Pacific gặp rất nhiều khó khăn, phải xây đường xe lửa vượt qua các rặng núi tuyết và sa mạc thuộc tiểu bang Nevadạ Hơn nữa công nhân tại miền tây rất khan hiếm; công ty chỉ tìm được một số người da đen mới được giải phóng, và một số người Mê Tây Cơ di cư bất hợp pháp. Những người này lại lười biếng và hay bỏ bê công việc. Công nhân người Mỹ da trắng thì ít ai chịu làm một công việc vừa nguy hiểm gian khổ vừa ít lương như thế. Cuối cùng công ty tuyển thử một số người Trung Hoa, và kết quả là người Trung Hoa làm việc rất chăm chỉ, hiệu quả gấp đôi những toán nhân công khác. Hơn nữa, công nhân Trung Hoa bằng lòng một số lương rẻ bằng phân nửa của công nhân Mỹ.
Thế là hàng chục ngàn người Trung Hoa tham gia xây cất đại công trình này, và người Trung hoa chiếm tới 80% công nhân của công ty Central Pacfific. Đến năm 1865, các công nhân Trung Hoa bắt đầu đụng phải những khối đá hoa cương đầu tiên trong rặng núi Sierra Nevadạ Họ phải chịu đựng những trận bão tuyết, làm việc trong cái lạnh dưới không độ, phải làm việc tại những nơi nguy hiểm, cheo leo trên những vách đá thẳng đứng. Tuy thế, công việc vẫn tiến triển đều đặn. Gần hai năm sau, đường xe lửa vượt qua được sang bên kia rặng núi Sierra Nevadạ Trên một ngàn công nhân Trung Hoa đã thiệt mạng trong các tai nạn, như đá lở, cốt mìn nổ trúng, bị tuyết vùi hoặc chết cóng. Nhưng người này chết thì lại được bổ xung bằng người khác. Số công nhân Trung Hoa du nhập vào Hoa Kỳ lên đến trên một trăm ngàn người.
Ngày 10-5-1869, hai toán công nhân miền đông và miền tây đã gặp nhau tại một địa điểm trong tiểu bang Utah. Thế là đại công trình đã hoàn tất, và công nhân Trung Hoa đã góp một phần lớn vào sự hoàn thành đường xe lửa này. Hai công nhân Trung Hoa đại diện cho miền tây, và hai công nhân Ái Nhĩ Lan đại diện cho miền đông, khiêng khúc đường rầy cuối cùng đặt xuống, trước tiếng reo hò của đông đảo quan khách trong ngày lễ khánh thành. Toàn thể nước Mỹ hân hoan chào mừng ngày vui lớn đó. Trong khi người Mỹ ăn mừng thành quả lớn lao ấy thì các công nhân xây cất đường xe lửa bị sa thải, vì hết công việc.
Với sự cần cù làm việc và tinh thần tiết kiệm, sau một thời gian làm công nhân xây cất đường xe lửa, nhiều người Trung Hoa đã có đủ tiền để mở những tiệm buôn nhỏ. Người chú hờ của Tống Charlie cũng ở trong trường hợp này. Ông ta mở được một tiệm bán trà và đồ khô của người Trung Hoa tại thành phố Boston. Khi Tống Charlie tới Boston, hắn phải làm việc trong cửa tiệm của ông chú suốt ngày, và cả bảy ngày trong tuần. Lúc đó tại thành phố Boston cũng có một số sinh viên người Trung Hoa sang du học do các nhà truyền giáo gửi tới. Các sinh viên Trung hoa du học thường lui tới tiệm của Tống Charlie để mua đồ. Trong số những sinh viên đến tiệm có Văn Bình Chung và Mai Sơn Châu. Hai người trở nên thân thiết với Tống Charlie.
Hai sinh viên này thấy rằng nếu Tống Charlie cứ tiếp tục làm việc tại tiệm trà như thế thì sẽ không có tương lai gì. Họ nghĩ Tống Charlie cần phải đi học thêm để có một tương lai sáng sủa hơn. Cả hai người tới gặp người chú của Tống Charlie, và yêu cầu ông ta cho phép Tống Charlie đi học, ít nhất là bán thời gian. Ông chú hờ tỏ ra rất tức giận trước đề nghị này, vì thực tâm ông ta chỉ muốn lợi dụng sự làm việc của Tống Charlie mà không phải trả lương. Ông ta từ chối đề nghị của Văn Bình Chung và Mai Sơn Châu. Ông quyết liệt nói với Tống Charlie rằng muốn khấm khá thì nên đi theo con đường làm ăn của ông ta, cần gì phải đi học cho tốn kém. Hãy theo gương của ông tạ Ông ta có cần học hành gì đâu mà cũng làm chủ được một cửa tiệm rất phát đạt.
Tống Charlie dĩ nhiên rất bất mãn không được đi học như ý muốn, nên đã rắp tâm muốn thoát ly khỏi cửa tiệm của ông chú hờ. Một hôm hắn ra bến tầu, thơ thẩn đứng chơi. Chợt hắn trông thấy một chiếc tầu buôn sắp sửa nhổ neo rời bến. Không kịp suy nghĩ, Tống Charlie chạy vội xuống chiếc tầu đang sửa soạn ra khơi và tìm một chỗ thật kín đáo để nấp. Mãi khi con tàu ra khơi rồi người trên tầu mới bắt được Tống Charliẹ Viên thuyền trưởng chiếc tàu này vốn là một người rất mộ đạo, thuộc giáo hội Methodist. Tống Charlie kể nông nỗi phải trốn khỏi cửa tiệm của ông chú hờ để tìm cách được đi học. Viên thuyền trưởng thương tình cảnh của một đứa trẻ 15 tuổi, và định tâm giúp đỡ Tống Charlie.
Viên thuyền trưởng tìm cách đưa Tống Charlie vào dòng truyền giáo Methodist tại North Carolinạ Tống Charlie liền được hội truyền giáo chú ý ngay vì Tống Charlie là người Trung Hoa. Các nhà truyền giáo Methodist vẫn thèm khát cái "thị trường tôn giáo" đông đảo của Trung Hoa, nơi họ ước ao sẽ gặt hái được hàng triệu linh hồn đi theo họ. Họ quyết định cho Tống Charlie theo học trường truyền giáo để được huấn luyện thành một nhà truyền giáo, và sau đó sẽ được đưa về hoạt động tại Trung Hoa.
Tống Charlie cũng tỏ ra có nhiều tiến bộ trong việc học, mặc dù hắn không có căn bản giáo dục. Tuy vậy Tống Charlie thường chú ý đến con gái nhiều hơn là việc đọc sách Thánh Kinh. Có lần Tống Charlie đã bị tống cổ ra khỏi nhà một giáo sĩ truyền giáo mà hắn đang ở trọ, vì hắn lân la tán tỉnh cô con gái cưng của chủ nhà. Đến năm 1885, Tống Charlie tốt nghiệp trường truyền giáo, và được hội truyền giáo quyết định gửi về phục vụ giáo hội Methodist tại Thượng Hải. Tháng 12 năm đó, Tống Charlie lên đường hồi hương bằng xe lửa xuyên qua Hoa Kỳ để tới California. Tống Charlie đi trên con đường xe lửa do chính đồng bào của hắn đã đóng góp nhiều công lao để thiết lập nên.
Trên chuyến xe lửa xuyên Hoa Kỳ đi về miền tây, Tống Charlie không hề hay biết rằng với vẻ mặt người Trung Hoa, hắn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào, một sự nguy hiểm có thể đưa tới cái chết mất xác. Lúc đó người Trung Hoa sống tại Hoa Kỳ đang trải qua một thời kỳ bị khủng bố khủng khiếp. Trên những cánh đồng đầy hoa trái và những rặng núi màu tím hùng vĩ của miền tây Hoa Kỳ, người Trung Hoa đang bị người Mỹ trắng săn đuổi và lột da đầu. Vào những năm của thập niên 1880, miền tây Hoa Kỳ trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, việc làm rất khan hiếm khiến, và con số người thất nghiệp gia tăng rất nhanh chóng. Giới chủ nhân người Mỹ gặp dịp người khôn của khó, người thất nghiệp thì nhiều, và nhu cầu thì lại ít, lợi dụng thời cơ của chủ nhân ông, xa thải người da trắng và mướn người Trung Hoa thay thế. Người Trung Hoa làm việc chăm chỉ hơn người Mỹ trắng, chấp nhận đồng lương bằng nửa người Mỹ trắng, và không dám đưa ra các yêu sách đòi hỏi chủ nhân như những công nhân da trắng có nghiệp đoàn.
Để trả đủa lại, các công nhân da trắng thất nghiệp khuấy động phong trào điệt trừ "mối hiểm họa da vàng" trên báo chí, và được sự ủng hộ của các chính trị gia thời cơ muốn lấy phiếu của cử trị Các khu vực của người Trung Hoa bị tấn công và đốt cháy. Những người da trắng quá khích tổ chức những buổi party "cắt đuôi heo", đè người Trung Hoa xuống rồi cắt mớ tóc đuôi sam của họ. Không những người Mỹ da trắng chỉ cắt cái đuôi sam của các nạn nhân người Trung Hoa mà thôi, họ còn tàn nhẫn lột luôn cả da đầu nạn nhân nữa.
Tại một vài nơi thuộc tiểu bang Montana, một số người Trung Hoa bị chặt đầu. Một đám đông tại Rock Spring, tiểu bang Wyoming, chặt đầu 28 người Trung Hoa trong thành phố và đốt sống những người khác trong lúc các mệnh phụ da trắng đứng vỗ tay và cười một cách hả hệ Một cảnh thù hằn độc nhất vô nhị đã xảy ra khi một đám người da trắng đè một người Trung Hoa xuống, lột quần áo và cắt đứt bộ phận sinh dục của nạn nhân. Những người da trắng say men chiến thắng đem cái bộ phận sinh dục ấy vào một tiệm rượu, nướng lên và chia nhau nhậu với rượu, ngon lành như ăn barbecue vậy.
Hàng ngàn người Trung Hoa tìm cách bỏ chạy về Trung Hoa để tránh cái "hiểm họa đa trắng". Những người Trung Hoa có học hoặc giầu có đã rời Hoa Kỳ trở về nước. Nhưng những người Trung Hoa nghèo thì phải cố mà ở lại, vì họ biết rằng trở về Trung Hoa thì cũng lại lâm vào cảnh đói khổ. Con số người Trung Hoa tại Hoa Kỳ từ 110 ngàn người chỉ còn lại khoảng 60 ngàn. Những người Trung Hoa liều ở lại phải đoàn kết với nhau thành từng cộng đồng sống tách biệt hẳn, tránh không hòa nhập vào xã hội Mỹ để sinh tồn. Đúng lúc cuộc tắm máu của người Trung Hoa lên cao độ nhất thì Tống Charlie đang trên đường trở về Trung Hoa.
Tinh thần chống người Trung Hoa lên cao độ đến nỗi Quốc hội Mỹ phải ra một đạo luật giới hạn số người Trung Hoa được di cư sang Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ ra một đạo luật như vậy. Thực ra trước kia chính quyền nhà Mãn Thanh ngăn cấm không cho người Trung Hoa xuất ngoại. Nhưng các cường quốc Âu Mỹ cần công nhân rẻ tiền, dùng áp lực buộc nhà Mãn Thanh phải cho người Trung Hoa xuất ngoại. Nước cổ võ và đòi hỏi cho người Trung Hoa xuất ngoại ồn ào nhất là Hoa Kỳ, vì nhu cầu công nhân xây cất đường xe lửa. Nhưng khi đường xe lửa hoàn thành rồi thì đám nhân công Trung Hoa kia bỗng trở nên một gánh nặng, chứ không còn cần thiết và ích lợi như trước nũa. Do đó Quốc hội Mỹ sửa lại điều luật cũ, chỉ cho phép các giáo chức, sinh viên, thương gia và du khách Trung Hoa được nhập cảnh Hoa Kỳ. Những người Trung Hoa đã có mặt tại Mỹ bị cấm vào quốc tịch Mỹ. Năm 1881 có 40 ngàn người Trung Hoa đến Hoa Kỳ, nhưng đến năm 1887 chỉ có 10 người.
Phản ứng tại Trung Hoa về việc tàn sát người Trung Hoa tại Hoa Kỳ rất là ác liệt. Từng đám đông xông vào tàn phá các cơ sở truyền giáo của Mỹ và Âu châu. Tại nhiều nơi, việc đi lại của người Âu Mỹ rất nguy hiểm. Các báo chí Âu Mỹ không hề nhắc nhở tới sự khủng bố dã man mà người Trung Hoa phải chịu đựng tại Hoa Kỳ, trong khi đó thổi phồng và tỏ thái độ phẫn nộ trước những trả đủa của người Trung Hoa. Sự bóp méo sự thực của báo chí tây phương là cớ giúp các cường quốc tây phương áp lực một triều đình Mãn Thanh yếu đuối phải nhượng bộ. Triều đình nhà Mãn Thanh phải phái quân đội đi dẹp những vụ chống đối người tây phương tại Trung Hoa. Triều đình ra tuyên cáo, yêu cầu người Trung Hoa phải "sống hòa bình với các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo". Trong khi đó chính phủ Hoa Kỳ không có những nỗ lực tương tự để chấm dứt phong trào triệt hạ người Trung Hoa tại Hoa Kỳ.
Trong cơn nguy hiểm cho người Trung Hoa tại Hoa Kỳ như thế, Tống Charlie may mắn tới được San Francisco một cách an toàn. Tống Charlie dùng đường thủy, đi tầu Pacific Mail Lines về Thượng Hải qua ngả Yokohamạ Sau mười năm xa cách quê hương, Tống Charlie về đến Thượng Hải vào tháng giêng năm 1886. Con tầu chở Tống Charlie đi vào sông Hoàng Phố, và cặp bến tại Hồng Khẩu.