Nguyên Hùng
Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên


Phần 11


Thống Tướng De Lattre

Cuối tháng 10.1950, Cao ủy Pignon từ Sài Gòn ra Hà Nội và thấy thủ đô đang lâm vào tình thế hiểm nguy.
Thành phố đã bị Việt Minh bao vây bốn phía. Trong khi đó, báo chí Pháp loan tin Cao ủy Pignon sắp bị thay vì để "cộng quân" thắng thế khắp nơi. Tổng thống Pháp mời các tướng tên tuổi sang Ðông Dương cứu nguy. Tướng Juin đang sống đế vương tại Maroc không muốn "thả mồi bắt bóng". Tướng Koenig thì chịu sang Ðông Dương với điều kiện phải có viện binh nhưng Pháp không có quân dự trử . Tổng thống Auriol mời Thống tướng De Lattre.
De Lattre biết tình thế vô vọng nhưng vì nhiệm vụ mà lãnh lệnh ra đi.
Ngày 17.12.1950, De Lattre tới Sài Gòn. ông tướng 5 sao này rất khó tính, nghe ông sang là các tướng tá đều lo. Ðã đọc báo cáo của tướng Tổng thanh tra Revers, De Lattre biết tình hình tồi tệ của Ðông Dương. Quân đội không có tướng chỉ huy có tài . Chính con trai ông là Trung úy Bernard cũng đã viết thư cho ông và than "không có chỉ huy ở việt Nam". Ai nấy đều lo làm giàu và ăn chơi. De Lattre thấy Ðại Thế Giới là một cái gai làm ông khó chịu. Không thể để một số người vui đùa trên nỗi khổ của binh sĩ. Làm sao binh sĩ chiến đấu được trong khi chung quanh thiên hạ chỉ lo du hí !
Công việc đầu tiên của De Lattre là chấn chỉnh tinh thần mọi người. De Lattre tới trường trung học Chasseloup "lên lớp" kêu gọi thanh niên xung phong đầu quân bảo vệ "thế giới tự do". Sau đó Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ra lệnh tổng động viên.
Không thấy Quốc trưởng Bảo Ðại ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, De Lattre tốc lên Ðà Lạt. Rất may là khi hay tin De Lattre sắp sang Việt Nam, Nguyễn Ðệ đã đánh điện sang Cannes mời Cựu hoàng về nhiệm sở.
Bảo Ðại dư biết De Lattre là người nóng như lửa, nay lại được tấn phong Cao ủy kiêm Tổng chỉ huy thì đáng sợ không nên giỡn mặt. Lập tức Bảo Ðại bay về Ðà Lạt.
Bảo Ðại tiếp đón tướng De Lattre rất long trọng. Biết De Lattre thích săn bắn, Bảo Ðại tổ chức một chuyến đi săn trên Ban Mê Thuộc, sau đó đưa ông ta lên Lạc (hồ Lạc Thiện). Ðầy là nơi nghỉ .ngơi và săn bắn lý tưởng nhất Ðông Dương. Rừng cao nguyên có đầy đủ dã thú như hổ, voi, báo và đặc biệt là tê giác. Ngôi nhà sàn xinh xinh của Bảo Ðại lại đầy đủ tiện nghi. Ghế bành trải da cọp, nơi gác chân là chân voi . Trên vách treo gạc nai, ngà voi... Trong cùng có một tủ sách vài trăm quyển. Ðặc biệt là rất nhiều giường cá nhân nệm cao trải drap trắng. Nếu cần mỹ nhân thì chỉ bốc điện thoại lên là vài giờ sau có ngay.
Trong khi uống rượu cần với Bảo Ðại, De Lattre tranh thủ uốn nắn Cựu hoàng:
- Cuộc sống của ngài thật là thú vị, nhưng ngài cũng nên nhín chút thì giờ lo việc nước.
Bảo Ðại cười:
- Thống tướng muốn tôi làm gì đây trong tình thế này? Quân đội thiện chiến của Ðại Pháp với các danh tướng Leclerc, Sa lan, Valluy còn không ngăn được làn sóng đỏ thì một phế đế như tôi làm được gì ?
De Lattre:
- Ít ra ngài cũng không nên liên kết với viên tướng gốc giang hồ Bảy Viễn mở Ðại Thế Giới giữa Sài Gòn....
Bảo Ðại lắc đầu:
- Thống tướng ở xa nên không nắm được cụ thể. Ðại Thế Giới không phải do Bảy Viễn hay tôi lập ra mà do Ðô đốc D argenlieu ký giấy phép cho thành lập khi quân đội Pháp mới sang đây. Nếu cho khu giải trí này là phi đạo đức thì trước nhất nên khiển trách Ðô đốc. Ông ta là thầy tu mà lại dám ký giấy phép cho mở giải trí trường. Có lẽ
ông ta nghĩ nước nào cũng phải có nơi vui chơi giải trí. Không tập trung lại một nơi để dễ kiểm soát thì người ta sẽ chơi lén lút. Các nhà chứa cũng nên làm công khai để chị em được bác sĩ khám bệnh đàng hoàng. Nếu cấm thì họ sẽ làm ăn lén lút, càng có hại cho dân chúng mà trước hết là cho quân nhân.
De Lattre lắc đầu:
- Dù ai cho phép đi nữa, Ðại Thế Giới không có đạo lý .
Bảo Ðại:
- Xin cho tôi nói hết ý. Ðến đời cao ủy Bollaert, rồi Pignon cũng tái ký giấy phép triển hạn Ðại Thế Giới. Trước đây Lâm Giêng là người Hoa gốc Ma Cao thầu khai thác. Hàng quý chúng gửi về xứ cả triệu bạc. Ðến khi Bảy Viễn trúng thầu thì số thu nhập đó được dùng vào việc công ích, như chi cho quỹ nuôi quân. Bình Xuyên không lãnh lương của Pháp như quân đội giáo phái Cao Ðài , Hòa Hảo.... Bình Xuyên cũng dùng tiền đó xây Bộ chỉ huy và trại gia binh khang trang không kém trại lính thân binh, có khi còn khang trang hơn.
De Lattre vẫn lắc dầu:
- Ngài không nên can thiệp sâu vào việc kinh doanh của Bảy Viễn. ông ta khác, ngài khác. Không nên để thế giới đánh giá Quốc trưởng là một tay chơi, rất có hại cho uy danh của ngài.
Ngày mai tôi ra Hà Nội, (ra nghị ngài thu xếp cùng đi với tôi. Một Quốc trưởng cần có mặt những nơi đầu sóng ngọn gió với quân đội, điều đó có lợi cho ngài.
Bảo Ðại từ chối khéo:
- Như đã nói, chuyện đánh đấm là chuyện của các danh tướng như Thống tướng. Tôi ra đó làm gì ? Xin chúc ngài thượng lộ bình an.



Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm

Từ biệt điện Ðà Lạt, Bảo Ðại theo dõi tình hình chiến sự.
Pháp đang trên đà thua. Ðánh không thắng, các tướng Pháp chọn chiến thuật con nhím - co cụm lại các vị trí cố thủ, nhử đại quân đối phương tới để tiêu diệt. Không phải là nhà quân sự nhưng Bảo Ðại chỉ cần nhìn danh sách các đại
tướng Pháp lần lượt ra đi cũng đủ biết đại sự không êm rồi: Leclerc, Valluy, Sa lan, Blaizot, Carpentier, De Lattre rồi tới Navarre là tướng đang kẹt trong chủ trương cố thủ Ðiện Biên Phủ.
Ðể theo dõi tình hình, Bảo Ðại quyết định trở qua Pháp , vì theo Cựu hoàng, số phận Việt Nam sẽ được giải quyết tại bàn hội nghị giữa các cường quốc đang họp tại Genève.
Hàng ngày đọc báo, Bảo Ðại thất vọng về .
Tướng Bedell Smith vô đề ngay:
- Tôi không tin rằng ngài và người Pháp đạt được một cuộc ngưng chiến trong danh dự với cộng sản. Họ không muốn chia đất nước Việt Nam, các ngài cũng vậy. Ngài nên tiếp tục cuộc chiến đồng thời thương thuyết để đi tới hòa bình. Tổng thống Eisenhower không thể trực tiếp can thiệp vì lý do chính trị nội bộ, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Nhờ chủ trương đưa lính Mỹ từ Triều Tiên hồi hương mà ông ta đắc cử tổng thống. Nay không thể dưa quân đội Mỹ sang Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể đem lại cho ngài một quân đội Việt Nam hùng mạnh mà các ngài đang cần. Chúng tôi sẽ huấn luyện quân đội của ngài. Ngài chỉ cần bổ nhiệm các tướng lĩnh và bộ tham mưu. Ngài hãy làm áp lực để người Pháp giao chúng tôi nhiệm vụ huấn luyện các sư đoàn mới thành lập của ngài. Ðây là tất cả những gì chúng tôi có thể can thiệp.
Ðể Bảo Ðại an tâm, Bedell Smith nói thêm:
- Vì ngoại trưởng, trưởng đoàn thương thuyết Foster Dulles bay về Mỹ nên tôi phải đi thay. Nếu Ngoại trưởng còn ở Pháp thì đích thân ông ta sẽ tới gặp ngài để trao đổi những điều cơ mật như hôm nay.
Bảo Ðại giữ thái độ dè dặt trước đề nghị của Mỹ. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió của Cựu hoàng đã tạo cho ông một sự cẩn trọng. Làm thế nào không bị ràng buộc là tối ưu.
Vài ngày sau, Mỹ lại đưa đề nghị mới với Bảo Ðại: yêu cầu Bảo Ðại nhận Ngô Ðình Diệm làm Thủ tướng sau khi ký kết hội nghi Genève chia hai Việt Nam từ vĩ tuyến 17.
Bảo Ðại không ưa Ngô Ðình Diệm vì trước đó đã đụng chạm về chính kiến. Nhưng trong thế kẹt, đành phải chọn kẻ "cựu thù" làm Thủ tướng. Cựu hoàng đâu biết quyết định này sẽ đưa tới tai họa cho mình vài năm sau.

Tình hình diễn biến nhanh đến chóng mặt.
Bảy Viễn lúc nào cũng nghe ngóng về số phận của Cựu hoàng, vì đó là lọng che đầu của viên Thiếu tướng gốc Bình Xuyên.
Nghe tin Bảo Ðại mời Ngô Ðình Diệm về nước làm Thủ tướng, Bảy Viễn lấy làm lo. Nghe nói Diệm là một người ngoan đạo, có ông anh là Tổng giám mục Ngô Ðình Thục, Bảy Viễn sợ vị Thủ tướng ngoan đạo này sẽ đóng cửa các giải trí trường thì Bình Xuyên mất "vú sữa" đã nuôi ông ta mấy năm qua.

Ngô Ðình Diệm về nước vào cuối tháng 6.1954. Ai cũng biết Diệm là "hàng tồn kho" của Mỹ.
Khi đưa Diệm về, Mỹ nâng viện trợ lên 500 triệu mỹ kim/năm, nhưng đưa thẳng cho Việt Nam chứ không qua tay người Pháp đồng thời cũng đưa sang một đoàn cố vấn quân sự làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh để dần dần hình thành một quân đội quốc gia hùng mạnh.
Diệm bỏ xứ sang Mỹ sống trong tu viện để chờ thời trong nhiều năm, tới khi Mỹ làm áp lực buộc Bảo Ðại mời Diệm về nước làm Thủ tướng thì Diệm coi như mình "tu đã đắc dạo". Công việc đầu tiên của Diệm là về Huế làm lễ "vinh quy bái tổ .
Chuyện éo le là ở đất Thần kinh, không ai biết "chí sĩ" họ Ngô là ai ngoài một số ít quan lớn triều đình. Nhưng khi máy bay chuẩn bị đáp xuống cố đô Huế thì Ngô Ðình Diệm bỗng sáng rỡ cặp mắt: một tấm thảm đỏ được trải từ nơi phi cơ đậu cho tới phòng khánh tiết nhà ga.
Ai đã có sáng kiến tiếp đón thủ tướng với nghi thức trọng thế ấy? Vừa xuống thang máy bay, Diệm hỏi ngay thị trưởng Huế. Thị trưởng Huế chỉ một sĩ quan, đó là thiếu úy Bảo an đoàn Tôn Thất Ðính.
Diệm gật gù nói:
- Hãy nâng đở hắn ta cho tôi!
Hồi ấy, Tôn Thất Ðính chỉ là một sĩ quan quèn. Nhờ sáng kiến chạy bay ra chợ Ðông Ba mua chiếu manh bảy tấc về nhuộm đỏ kết lại thành thảm đỏ mà sau này lên như diều gặp gió.
Nhưng chính kẻ chịu ơn mưa móc của Diệm lại là kẻ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Bravo II kết liễu đời nhà họ Ngô 10 năm sau.



Dẹp Giáo phái

Ðể đương đầu Với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, Bảy Viễn sát cánh với Trung tá Phòng Nhì Savani.
Bảy Viễn bảo Năm Tài:
- Binh pháp Tôn Tử dạy: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Nay kẻ thù của mình là Ngô Ðình Diệm, mình phải biết rành rẽ chân tướng của nó, chỗ mạnh và chỗ yếu của nó để đánh trước . Từ khi nó mới về, chưa củng cố thế
lực "Tiên hạ thủ vi cường". Tôi giao cho chú bám sát Trung tá Savani và lượm lặt tất cả chi tiết về gia đình dòng họ Ngô này.
Năm Tài suốt ngày ở văn phòng Trung tá Savani, chiều về báo cáo đầy đủ những gì Bảy Viễn muốn biết về kẻ thù của Quốc trưởng Bảo Ðại mà éo le thay do áp lực của Mỹ, Cựu hoàng phải chỉ định làm Thủ tướng.

Ngày 10.10.1954, quân Pháp cuốn cờ rút khỏi Hà Nội. Theo sau quân đội Pháp là hàng vạn dân di cư vào Nam. Các chiến hạm Mỹ chở dân di cư lui tới như con thoi. Phi cơ nhà binh Pháp cũng chở các gia đình công chức và quân nhân làm việc cho họ. Nhiều tai nạn chết người khi các phụ nữ đội con trên vai bì bõm lội nước chạy theo các tàu chớ người di tản.
Công việc đầu tiên của Thủ tướng Diệm là giành đất cho dân Công giáo di cư an cư lạc nghiệp. Sau đó, Diệm bắt đầu siết các phe phái đối lập Diệm theo sách của quan thầy là thò củ cải ra mua chuộc các lãnh tụ giáo phái. Ðược thì tốt còn không được thì quơ cây gậy lên quất, thúc ép thiên hạ theo mình.
Bấy giờ Cao Ðài và Hòa Hảo mới thấy tiếc thời kỳ chung sống với quân đội Pháp. Nhưng hối tiếc thì đã muộn.
Diệm có cố vấn Mỹ theo sát, đó là Ðại tá tình báo Edward Lansdale chuyên làm "thầy dùi" cho các yếu nhân tranh ghế tổng thống. Ngay từ đầu, Lansdale được Mỹ phái làm "quân sư" cho Diệm.
Chuyện mỉa mai là Lansdale đã chống lại việc chọn Diệm làm thủ tướng. Hồ sơ không được công bố cho biết Lansdale đánh giá quyết định này là phi lý. Tuy nhiên chính phủ Mỹ quyết định chọn Diệm vì Diệm là "nghĩa tử" của Nghị sĩ Mike Mansrleld, một nhân vật có thế lực vào bậc nhất thời bấy giờ. Hai sứ giả Bill Gigson và David Banh
được phái tới Cannes thông báo cho Bảo Ðại biết quyết định này.
Bảo Ðại không đồng ý, tranh thủ thời gian cầu cứu Bộ trưởng các Quốc gia Liên hiệp Letourneau. Ông này khuyên: - Nay ngài đã được độc lập tùy ngài quyết định .
Bảo Ðại chống quyết định chọn Diệm làm Thủ tướng.
Nhưng Mỹ làm áp lực với chính phủ Pháp: "Các ông đã thua trận và mất một nữa việt Nam. Chúng tôi đã viện trợ quá nhiều tiền bạc và vũ khí để cứu vãn tình thế. Nếu các ông không cứu được miền Nam Việt Nam thì tránh xa ra, đừng cản trở chúng tôi ủng hộ ông Diệm."
Thế là Thủ tướng Bidault ra lệnh cho ông Letourneau nói với Bảo Ðại: "Không còn cách nào khác. Ngài phải ký vào quyết định bổ nhiệm Ngô Ðình Diệm".

Bảo Ðại nhận Diệm về nước làm Thủ tướng trong tình thế đó.
Cố vấn Lansdale đích thân "chiêu hồi" các lãnh tụ giáo phái.
Người được Lansdale tiếp xúc đầu tiên là Trịnh Minh Thế, chỉ huy Cao Ðài Liên Minh ở Bến Cầu, Tây Ninh. Từ lâu Thế tách khỏi ảnh hưởng Tòa thánh Tây Ninh, độc lập tác chiến và có xu hướng thân Mỹ.
Lansdale đã nhờ một tay phòng nhì tên là Nghĩa làm trung gian. Gặp Thế tại Bến Cầu, Lansdale nhờ Nghĩa phiên dich tiếng Việt ra tiếng Pháp rồi Ðại úy Redink dịch tiếng Pháp ra tiếng Anh cho Lansdale. Cuộc mặc cả lên tới hai triệu đô la.
Thế đồng ý kéo 2.500 lính Cao Ðài ly khai về với chính phủ Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ðó là ngày 13.2.1955.
Trung tá Savani báo cho Bảy Viễn biết Diệm quyết dẹp giáo phái và Ðảng Ðại Việt ở miền Trung.
Pháp chỉ thị cho Bảy Viễn đứng ra lập Mặt trận Quốc gia Toàn lực quy tụ các giáo phái (Cao Ðài, Hòa Hảo, Thiên Chúa) và Bình Xuyên để chống Diệm, gọi tắt là Cao-thiên-hòa-bình.
Bấy giờ Cao Ðài Tây Ninh có quân đội dưới quyền tướng Nguyễn Thành Phương quân số đông gấp mười lần lực lượng Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế, và cũng đông gấp mười lần bộ đội Bình Xuyên của Bảy Viễn. Nhưng Bảy Viễn vẫn là nhân vật chủ chốt trong Mặt trận Quốc gia Toàn lực vì quân đội Bình Xuyên nổi tiếng thiện chiến nhờ ba năm sống trong vùng Việt Minh đã từng đụng nhiều trận nảy lửa với quân đội Pháp.
Về sau, các lực lượng Ðại Việt ở miền Trung đang bị Diệm tàn sát cũng xin gia nhập Mặt trận Quốc gia Toàn lực. Nhưng sức mạnh đáng gờm của Cao-thiên-hòa-bình là quân đội Pháp ở đằng sau, bấy giờ Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh là tướng bốn sao Ely.
Tương quan lực lượng giữa Mặt trận Thống nhất Toàn lực với quân đội Diệm rất chênh lệch. Diệm chỉ có hai tiểu đoàn người Nùng là lính đánh thuê cho ai trả tiền cao. Nhưng sau lưng Diệm là Mỹ với số tiền viện trợ ngày càng tăng lên thấy phát ngợp. Còn đáng sợ hơn hết là cố vấn Lansdale mệnh danh là "president maker" (người tạo ra các vị tổng thống) mà Magsaysay của Philippines là một ví dụ. Lansdale đã mua được Trịnh Minh Thế và lăm le mua Nguyễn Thành Phương. Phương được Mỹ mua với giá 3,6 triệu mỹ kim, hơn Trình Minh Thế 1,6 triệu vì quân số Cao Ðài Tây Ninh lên tới 25.000 người. Còn Năm Lửa - tên cúng cơm là Trần Văn Soái - được mua với giá 1 triệu cho riêng ông ta và 1 triệu cho quân đội Hòa Hảo ở Cái Vồn. Những con số này được ký giả John Osbone tiết lộ trên tuần báo Life của Anh ngày 13.5.1957.
Còn Bình Xuyên thì Lansdale ủy quyền cho Tướng O daniel qua Tổng hành dinh ở dạ cầu Chữ Y thương lượng. Chuyện mua bán này thật gay go vì Bảy Viễn là thủ lĩnh của Mặt trận Cao-thiên-hòa-bình đồng thời là nghĩa đệ của
Bảo Ðại.



Thế ba chân vạc

Ngày Hiệp định Genève có hiệu lực, binh sĩ Bình Xuyên bắn súng thay pháo ăn mừng: "Hết chết rồi?", tất cả đều reo lên như thế. Bao năm sống trong lô cốt bảo vệ đường 15 Sài Gòn - Vũng Tàu, họ bị Việt Minh bắn sẻ hoặc pháo kích, sống đời cơ cực, ngày đêm luôn lo sợ. Có kẻ mất tinh thần than "chết còn sướng hơn?". Thế nên nay đột ngột được đình chiến, không còn sợ cảnh tên bay đạn lạc, còn nỗi vui nào lớn hơn.
Trung tá Tư Hiểu bàn với Bảy Viễn rước gánh hát bội Thành Tôn tới giúp vui binh sĩ, trước là cúng đình, cầu siêu binh sĩ Bình Xuyên tử trận trong những năm kháng chiến, sau vui hưởng cảnh hòa bình.
Các nghệ sĩ hát bội gánh Thành Tôn không sao quên được ba đêm diễn ở Tổng thành dinh Bình Xuyên. Diễn tại hội trường rộng lớn đủ sức chứa 500 người xem. Ở phía trên, thay vì hàng ghế thượng hạng như trong các rạp thì đặt nhiều bàn viết và ghế bành, mỗi bàn là một quan. Trên bàn có chai rượu Martell hay Cognac, chai soda và hai ly lớn nhỏ, ly lớn để uống consommation, ly nhỏ để uống "séc" .
Màn diễn nào có chuốc rượu thì Tư Hiểu xách chai Martell với cái ly con nhạy lên sân khấu, giật ném đạo cụ của diễn viên, róc rượu đầy ly ấn vào tay bắt uống:
- Rượu mấy cha sắm tuồng là rượu giả, còn đây mới là rượu thiệt. Uống đi ! Chăm phần chăm !
Tội nghiệp các diễn viên. Martell mà uống "séc" thì còn hơi sức đâu mà hát với diễn. Hát thì trật giọng, đàn thì lỗi nhịp. Ðêm hát trở thành trò vui nhộn.
Vãn tuồng ở lại ăn cháo gà nấu đậu xanh, lại thêm màn nhậu. Lần này thì nhậu chính thức tha hồ tùy theo tửu lượng. Ngà ngà, Tư Hiểu sai lính khiêng cần xé súng ra, phát cho đào kép mỗi người một cây ép bắn mừng hòa bình. Tội nghiệp các cô đào vừa bóp cò vừa bịt tai, toàn thân run như thằn lằn. Mấy chục năm sau, kép Thành Tôn hãy còn nhắc ba đêm hát phục vụ Bình Xuyên.
Dân giang hồ thưởng thức văn nghệ sân khấu không giống ai ! Ðược cái tấm lòng: chơi hết mình, đãi rượu hết mình và phong bao cũng dầy cộm.
Ngày kia có một chính khách tới tìm hiểu tướng Lê Văn Viễn. Ông ta trao danh thiếp:
"Trịnh Khánh Vàng, nguyên Khu bộ phó Chiến khu 9".
Bảy Viễn đang cố nhớ lại những ngày chưa xa. Khách tự giới thiệu:
- Những ngày kháng chiến, tôi là đồng nghiệp của Thiếu tướng. Thiếu tướng là Khu bộ phó Chiến khu 7 còn tôi là Khu bộ phó Chiến khu 9. Tôi là Trịnh Khánh Vàng....
Bảy Viễn gật, bất tay lần nữa:
- Nhớ ra rồi ! Tôi có anh bạn chí thân là Bảy Trấn làm Chính ủy ở dưới đó. Hôm nay ông tìm tôi chắc là có chuyện đáng bàn ?
Trịnh Khánh Vàng cười xã giao:
- Ðúng vậy ? Hiệp định Genève chia đôi đất nước. Những người kháng chiến cũ bất mãn đã đành mà cho đến dân chúng trong vùng giải phóng cũng chê trách. Non sông gấm vóc bỗng nhiên chia hai, ai không bất bình? Chúng ta phải tỏ thái độ .
- Thái độ gì ?
Tình hình sẽ biến chuyển bất lợi cho chúng ta Mỹ đưa Ngô Ðình Diệm về làm Thủ tướng, chúng sẽ hất Bảo Ðại và những người thân Pháp ra. Chúng không thi hành hiệp định Genève không thống nhất đất nước. Miền Nam này sẽ là
Huê Kỳ , đất của "Thế giới Tự do", lệ thuộc vào Mỹ .
Bảy Viễn giật mình trước viễn cảnh mà Trịnh Khánh Vàng vẽ ra trước mắt.
- Ông có thể nói rõ hơn không?
Trịnh Khánh Vàng tiếp tục:
- Nếu Thiếu tướng muốn nghe thì chiều nay học giả Hồ Hữu Tường sẽ đích thân tới đây trình bày tình hình thế giới và trong nước cho ngài nghe. Ông Tường là trưởng nhóm của chúng tôi.

Hai giờ chiều, xe đưa Hồ Hữu Tường tới hội trường Bình Xuyên. Bảy Viễn và bộ tham mưu long trọng đón tiếp học giả số 1 của miền Nam.
Trên diễn đàn, Hồ Hữu Tường thao thao trình bày thế ba chân vạc khiến cử tọa mê say .
- Chúng ta đang đứng trước tình hình nước sôi lửa bỏng. Pháp đang bị chiến trường Bắc Phi ngày đêm chi phối nên sẽ giao miền Nam cho Mỹ để rảnh tay về nước lo đàn áp phong trào kháng chiến giành độc lập ở đó. Mỹ không ký hiệp định Genève nên không buộc phải tổ chức tổng tuyển cử thống nhất hai miền, Việt Nam sẽ bị chia hai vĩnh viễn. Miền Nam của chúng ta mãi mãi là một tiền đồn của "Thế giới Tự do" dưới quyền của Mỹ. Ðó là tình hình chung...
Uống một ngụm nước, Hồ học giả nói tiếp:
- Chuyện sau đây mới thiết thực với chúng ta. Tôi nói về vấn đề giáo phái . Pháp yếu nên dựng giáo phái lên làm đồng minh trong cuộc đánh phá Việt Minh. Còn Mỹ là nước mạnh nên Mỹ không cần phải chia quyền cho ai. Chúng sẽ diệt giáo phái trước tiên rồi sau đó sẽ đánh Việt Minh mà nay chúng gọi là Việt cộng. Ðó là chiến lược chiến thuật của Mỹ trong những năm tới. Bây giờ, thái độ của ta phải như thế nào? Chữ "ta" tôi dùng ở đây là giáo phái. Hiện nay, trên bàn cờ có ba thế lực tương tranh quyền lực. Một là Mỹ :Diệm, hai là Việt cộng đang rút vào bí mật và ba là giáo phái gồm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Ðài. Pháp thì kể như chiến bại, tạm thời ở miền Nam trông coi trật tự và thi hành Hiệp định Genève, nhưng trên thực tế thì chúng đã "bán cái" cho Mỹ.
Do vậy, tôi có thể nói hiện nay chúng ta đang ở thế ba chân vạc như truyện Tam Quốc .



Ðã mua cả ... chỉ còn Bình Xuyên

Hồ Hữu Tường xoa hai bàn tay đi tới đi lui trên diễn đàn, cất giọng sang sảng:
- Ở đây tôi tin rằng ai cũng đã đọc vài ba lần bộ truyện hấp dẫn của Trung Quốc. Ðó là bộ Tam quốc diễn nghĩa, kể chuyện đời xưa bên Tàu có ba nước Ngụy của Tào Tháo, Thục của Lưu Bị và Ngô của Tôn Quyền. Cái hay của ba nước này là đều có quân sư. Họ đánh nhau không chỉ bằng quân đội mà chủ yếu bằng mưu kế. Mưu kế nguy hiểm gấp trăm lần binh bị. Ðúng như dân lao động nói "một thằng biết tính bằng chín thằng làm".
Quân sư của Tào Tháo là Tư Mã Ý, mưu sĩ của Lưu Bị là Khổng Minh, còn cố vấn của Tôn Quyền là Châu Du . Chiến thắng hay chiến bại là do ba anh quân sư này. Chiến lược của cả ba đều y khuôn như nhau: khi thì liên minh bên này đánh bên kia sau đó liên kết bên kia đánh bên này. Nói theo đá banh là lấy hai kẹp một. Chuyện hết sức đơn giản mà lại vô cùng hữu hiệu....
Bây giờ bắt qua chuyện của chúng ta: Lúc này cũng là "tam quốc" đây. Một là Mỹ -Diệm, hai là Việt Cộng, ba là giáo phái chúng ta. Việt Cộng tạm thời án binh bất động, tôn trọng hiệp định Genève, giáo phái phải liên kết với ai để chống Mỹ-Diệm? Tất nhiên là anh em Việt Cộng ngấm ngầm ủng hộ chúng ta. Ðồng minh lớn của chúng ta hiện nay là Pháp. Chín năm đánh đấm, rốt cuộc bị loại khỏi vòng chiến, Pháp đau như hoạn. Mỹ tự nhận là đồng minh của Pháp, từng viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp nhưng thực chất chỉ muốn Pháp yếu kém ở Ðông Dương để
sau này nhường chỗ cho Mỹ nhảy vô. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc là như thế. Bởi vậy Pháp hận Mỹ lắm. Mỹ đưa Diệm về Việt Nam là để hất Bảo Ðại, hất luôn Pháp ra. Tất nhiên Pháp sẽ đứng sau lưng ta nếu ta dám dũng cảm chống Diệm. Mà chống Diệm tức là chống Mỹ.
Bảy Viễn nghe nói có Pháp đứng sau yểm trợ Bảo Ðại là vui rồi:
- Ðây chỉ là suy luận hay có bằng chứng cụ thể ?
Hồ Hữu Tường tự tin:
- Tôi lập luận căn cứ trên bằng chứng cụ thể. Ông bạn Trịnh Khánh Vàng của chúng tôi sẽ thông báo cho quý vị một tin vui.
Trịnh Khánh Vàng hăm hở đứng lên:
- Một người bạn của chúng ta - xin giấu tên - tặng Thiếu tướng một đài phát thanh để chúng ta "đấu khẩu" với Ðài phát thanh Sài Gòn. Tôi cũng đã thuyết phục được anh Văn Thiệt, một phát thanh viên giỏi bỏ đài Sài Gòn để theo mình. Rồi đây dòng họ của nhà Ngô sẽ nghe Văn Thiệt kể từ đời ông cố ông sơ tới Ngô Ðình Khả trở xuống .
Cuộc nói chuyện của Hồ Hữu Tường mở màn cho đám chính khách sa lon đầu quân lực lượng Bình Xuyên, gồm có học giả Hồ Hữu Tường, kế đó là Trần Văn Ân, tới Trịnh Khánh Vàng, rồi Jean Baptiste Ðồng, một tay chạy áp phe rành nghề .
Bảy Viễn và đám thân tín vui mừng ra mặt.
Từ lâu anh em Bình Xuyên mặc cảm ít học, lép vế so với các đối thủ tư sản trí thức. Nay bỗng nhiên nhóm giả Hồ Hữu Tường kéo tới đầu quân dưới trướng, Bình Xuyên không còn là những cái đầu dốt đặc cán mai.
Công việc chuẩn bị nghinh chiến với Mỹ - Diệm được xúc tiến ráo riết.
Trịnh Khánh Vàng chính thức đảm trách đài phát thanh Bình Xuyên .
Máy móc được kỹ sư nhà binh Pháp đưa xuống một xà lan để cơ động trên sông rạch khi chiến cuộc bùng nổ trên bộ. Trần Văn ân phụ trách các bản tin chiến sự để phổ biến các chiến thắng của Bình Xuyên. Hồ Hữu Tường và Jean Baptisle Ðòng tiếp xúc với các giáo phái tiến tới thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất chống độc tài Ngô Ðình Diệm.
Trước nguy cơ bị Diệm tiêu diệt, các giáo phái sốt sắng gia nhập Mặt trận Quốc gia Thống nhất chống nhà Ngô. Ðài phát thanh Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi bới dòng họ nhà Ngô, đồng thời ca ngợi thế lực hùng mạnh của mình, ám chỉ xa gần sau lưng có đồng minh yểm trợ.
Khi Diệm dẹp các nhóm Ðại Việt ở miền Trung thì các nhóm này chạy vào Nam gia nhập Mặt trận Quốc gia Toàn lực, do đó thanh thế của mặt trận này phất lên, khiến nhà Ngô lo sợ. Cố vấn Mỹ Lansdale cố trấn an:
- Chiến thuật "củ cải với cây gậy" của Mỹ chưa bao giờ thua. Trong tình thế hiện nay, Việt Cộng rút vô bí mật, chôn súng và "chém vè", tôn trọng Hiệp định Genève mà không đã ký. Còn chúng ta thì ngay từ dầu không chịu ký và khuyên Việt Nam Cộng Hòa cũng không ký. Vậy ta đâu có bổn phận phải làm theo hiệp định. Còn mấy giáo phái thì ta cứ xé lẻ mà mua chuộc thôi. Ðại tá Thế đã đớp hai triệu đô. Vậy là ta tách nhóm Liên Minh này khỏi thế lực Tây Ninh. Tên Nguyễn Thánh Phương với 25.000 quân đã chịu bán linh hồn cho ta với giá 3,6 triệu đô la. Rồi Năm Lửa với một triệu cho bản thân ông ta và một triệu nữa cho đám Hòa Hảo ở Cái Vồn. Vậy là ta đã mua cả Cao Ðài lẫn Hòa Hảo. Chỉ còn Bình Xuyên.



Vô Dinh Ðộc Lập

Diệm có lần nói với Lansdale:
- Chính Bình Xuyên với tên Bảy Viễn là người tôi lo ngại nhất.
Lansdale cười tự tin:
- Tôi đã giao việc mua bán cho tướng O Daniel rồi. Chưa biết ông ta tiến hành ra sao. Hay là mời Bảy Viễn vô dinh ướm thử xem ?
Ngô Ðình Diệm về Sài Gòn chấp chính ngày 7.7.1954 đúng vào lúc tình hình Việt Nam sôi nổi nhất.
Pháp thất thủ ở Ðiện Biên Phủ và hội nghị về Việt Nam diễn ra ở Genève (Thụy Sĩ) .
Diệm than: "Tôi về nước đúng lúc Việt Nam như nước Pháp trong thời nữ thánh Jeanne d arc".
Nhưng Diệm là một nhà chính trị bén nhạy.
Về hội nghị Genève, Diệm thấy trước Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài nên ra lệnh cho Ngoại trưởng bác sĩ Trần Văn Ðỗ, trưởng đoàn thương thuyết của "quốc gia Việt Nam" đưa ra lời tuyên bố sau cùng: "Quốc gia Việt Nam tự dành cho mình quyền tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam thống nhất lãnh thổ, độc lập
quốc gia và tự do".
Khi lên ghế Thủ tướng, Diệm Pháp dùng những người theo phe mình và loại phe thân Pháp .
Ngay từ đầu Diệm đã gặp nhiều chống đối từ các giáo phái. Chỗ dựa vào của giáo phái là quân đội do Pháp dựng lên và đứng đầu là tướng Nguyễn Văn Hinh, con của nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm - cả hai cha con đều thân Pháp.
Nghe lời cố vấn Lansdale, Diệm chủ động ra lệnh cho tướng Hinh qua Pháp. Hinh chẳng những không tuân lệnh mà còn chuẩn bị đảo chính.
Lansdale . cứu nguy cho Diệm bằng cách điện cho Tổng thống Magsaysay mời các sĩ quan tham mưu của tướng Hinh du hí Philippines một tuần. Do vậy cuộc đảo chính bất thành. Ðó là vào giữa tháng 9.1955. Sau đó Lansdale xúc tiến mua các tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương rồi mua luôn tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa).
Còn Bảy Viễn thì khó mua bởi Bảy Viễn là người thân tín của Quốc trưởng Bảo Ðại.
Ký giả Mỹ Robert Shaplen cả quyết Bảo Ðại bán đặc quyền khai thác Ðại Thế Giới, Kim Chung và Bình Khang 40 triệu bạc có là bao, chỉ bằng 80 ngày thu nhập của Ðại Thế Giới.
Khó mua Bảy Viễn nên Diệm đã đi nước cờ cao: mời Cao Ðài đưa hai đại biểu vào chính phủ. Hòa Hảo cũng được hai ghế trong nội các Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Nhưng bốn ghế bộ trưởng này chỉ hữu danh vô thực vì tất cả quyền hành đều nằm trong gia đình nhà Ngô. Dù vậy, khi tỏ lòng ưu ái với Cao Ðài, Hòa Hảo, Diệm muốn mọi
người thấy nhà Ngô đã cô lập Bình Xuyên của Bảy Viễn.
Nghe lời quân sư Lansdale, cuối tháng 12.1954 Diệm bất đắc dĩ mời Bảy Viễn vô dinh Ðộc Lập. Bộ tham mưu Bình Xuyên lo ngại đây là bẫy rập Diệm giăng bắt chủ soái của mình, nhưng Bảy Viễn cương quyết gặp Diệm:
- Người ta mời mà mình không tới là mình nhát. Huống chi sau lưng Bình Xuyên còn có tướng Paul ély, Tổng tư lệnh kiêm Cao ủy Pháp ở Ðông Dương.
Thế là Bảy Viễn lên xe tới dinh Ðộc Lập.
Năm Tài lập tức điện cho Trung tá Savani biết để báo cho tướng Ély can thiệp trong trường hợp Diệm bắt cóc Bảy Viễn giữ luôn trong dinh.
Tới nơi, Bảy Viễn thấy rõ không khí thù địch. Bọn sĩ quan phòng vệ Phủ thủ tướng võ trang tận răng, nhìn lãnh tụ Bình Xuyên như muốn nhảy tới cắn cổ.
Bảy Viễn cười ngạo nghễ tỏ vẻ rằng "tao đã vô đây là tao coi bây như thảo" .
Khi gặp Diệm , Bảy Viễn nói :
- Thủ tướng mời tôi đến ắt là có vấn đề quan trọng ?
Diệm:
- Hiệp đinh Genève chia hai đất nước. Miền Bắc rơi vào tay Cộng sản, chúng ta chớ để Cộng sản nuốt nốt miền Nam này. Muốn diệt cộng, phải đoàn kết giáo phái . Hai đạo Cao Ðài và Hòa Hảo đã chịu đưa quân về tăng cường quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Còn Bình Xuyên của ngài thì sao ?
Bảy Viễn ôn tồn nói:
- Ðấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc từ lâu là mục đích của quân đội Bình Xuyên chúng tôi . Riêng Việt Minh chống như quân Pháp được . Chúng tôi có lối đánh riêng, thích ứng với thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nay Thủ tướng đề nghị sáp nhập với quân đội Cộng hòa, tôi e rằng bộ đội Bình Xuyên sẽ chiến đấu không hữu hiệu
như trước. Chi bằng Thủ tướng cứ làm như người Pháp .
Diệm không phải là nhà ngoại giao nên nghe Bảy viễn nói "trớt huơ" thì đâm bực.
Cuộc hội kiến kết thúc nhanh chóng, không đi tới đâu.
Không đầy 30 phút, Bảy Viễn rời dinh Ðộc Lập.
Không chịu thua cuộc, 20 ngày sau, Diệm nhờ tướng O Daniel tới Tổng hành dinh Bảy Viễn thuyết phục lần nữa. Lần này thì tình hình đã đổi khác. Mặt trận Quốc gia Thống Nhất đã làm áp lực mạnh, bốn bộ trưởng Cao Ðài, Hòa Hảo đã từ chức yêu cầu Diệm phải thay đổi nội các chính phủ quá nặng về gia đình trị. Báo chí Sài Gòn gọi đây là tối hậu thư mà giáo phái buộc Diệm phải cải tổ bộ máy hành chính trong vòng năm ngày.
Ngô Ðình Nhu lập tức tổ chức phong trào Công chức Cách mạng Quốc gia làm hậu thuẫn cho chính phủ đồng thời vận động Mỹ tăng tiền viện trợ để hoạt động.
Ðầu năm 1955, Diệm đánh một đòn chí tử vào Bình Xuyên: ra lệnh đóng cửa giải trí trường Ðại thế giới. "Bầu sửa" gần như vô tận của Bảy Viễn và cũng là của Bảo Ðại đột ngột tác nghẽn.
Lập tức Bảy Viễn bay qua Pháp gặp Bảo Ðại tính kế đối phó.



Ai giết Tướng Trịnh Minh Thế ?

Tướng O Daniel được Tổng thống Mỹ phái sang Sài Gòn giúp Ngô Ðình Diệm chấn chỉnh quân Mỹ.
Tướng O Daniel ủng hộ Ngô Ðình Diệm triệt để dù Diệm sai hay đúng.
Gặp Bảy Viễn, tướng O Daniel vô đề ngay:
- Phải giải quyết vấn đề giáo phái nhanh gọn.
Bảy viễn lắc đầu:
- Chúng ta cần đầy đủ . Diệt giáo phái không khéo các ông đẩy họ vào bước đường cùng, nội chiến sẽ không tránh khỏi. Và có thể họ sẽ nhảy theo Cộng sản.
O Daniel không thuyết phục được Bảy Viễn, dù chịu khó lui tới nhiều lần.
Ðến khi Diệm đóng cửa Ðại Thế giới thì cả Bảy Viễn lẫn Bảo Ðại đều nhất quyết đánh Diệm.
Bình Xuyên chỉ có ba tiểu đoàn, nhưng đánh đấm ra trò chỉ có tiểu đoàn của Mười Lực và Bảy Môn, còn hai tiểu đoàn kia của Thái Hoàng Minh và Tư Hiểu thì chỉ là lính kiểng.... Ðể tăng cường quân đội Bình Xuyên, Cao Ðài biệt phái một tiểu đoàn, Năm Lửa gửi một tiểu đoàn, tướng Hinh cũng chi viện một tiểu đoàn dù. Tổng cộng, lực lượng quân sự của Mặt trận Quốc gia Toàn lực có sáu tiểu đoàn, ra quân rất có khí thế.
Bảo Ðại quyết ra tay loại trừ Ngô Ðình Diệm trước khi Diệm trở mặt.
Ngày 9.5.1955, Bảo Ðại điện triệu Diệm sang Pháp, đồng thời giao chức Tổng tư lệnh quân đội cho tướng Nguyễn Văn Vỹ.
Diệm hỏi quan thầy Lansdale thì được khuyên không tuân lệnh Bảo Ðại, đồng thời tiến hành kế hoạch hạ bệ Bảo Ðại. Tướng J.Lawton Collins được đổng thống Mỹ biệt phái ở bên Diệm không ưa Diệm vì cá tính không hạp, lại thấy Diệm không được lòng dân và chính phủ của Diệm chỉ gồm bà con dòng họ Ngô mà thôi nên Collins đồng ý với tướng Ély là sẽ về Mỹ báo cáo và yêu cầu thay thế người khác. Trong khi Collins về Mỹ thì chiến sự đã nổ ra tại Sài Gòn.
Mấy tháng trước, Việt Minh đã thấy trước tình hình căng thẳng giữa Diệm và Bình Xuyên nên đã đưa cán bộ chi viện. Sau Hiệp định Genève 1954, hai cán bộ Bảy Khánh và Chín Ðạo được giao nhiệm vụ liên hệ với Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chàng để kéo Bình Xuyên của Bảy Viễn theo đường lối của ta. Năm Yên, một cán bộ tình báo
móc nối với Bảy Môn, thuyết phục Bảy Môn giao một đại đội trong tiểu đoàn 3 của anh cho Ba Chậm chỉ huy. Ðại đội của Ba Chậm sẽ là ngòi pháo khoét sâu mâu thuẫn giữa nhà Ngô và Bình Xuyên.
Mâu thuẫn giữa hai bên lên tới cực điểm, Bảy Viễn ra lệnh cho Bảy Môn nổ trước. Kế hoạch đánh Diệm đã được bàn thảo cẩn thận. Các cầu nối qua cù lao Chánh Hưng được bí mật gài mìn, khi hữu sự là châm điện cho nổ. Chiều ngày 28.4, Bảy Môn cho các súng cối nổ, mục tiêu là dinh Ðộc Lập và các bót công an, cảnh sát của tên Mai Hữu Xuân vừa ngả theo Diệm.
Vài phút sau, quân Diệm phản pháo. Mục tiêu là Chánh Hưng. Quân Nùng tấn công các đầu cầu . Riêng cầu Tân Thuận thì Diệm giao cho quân Cao Ðài Liên Minh của Trịnh Minh Thế.
Bảy Môn cho châm điện nổ các cầu. Chỉ có cầu Nhị Thiên Ðường là còn nguyên.
Tình hình càng lúc càng nghiêm trọng. Quân Nùng qua được vùng Chánh Hưng vào những ngày chót, Diệm mua được một số đơn vị, lực lượng tăng lên bốn tiểu đoàn. Chỉ huy trưởng chiến dịch diệt Bình Xuyên là Trung tá Dương Văn Minh từ quân đội Pháp chuyển sang quân đội Việt Nam Cộng Hòa nên được đặc cách vinh thăng Ðại tá.
Phải quần nhau bốn ngày, quân của Dương Văn Minh mới qua được vùng Chánh Hưng, lọt vô tổng hành dinh Bảy Viễn. Quân Bình Xuyên rút về cầu Tân Thuận - đầu cầu rút xuống Rừng Sác.
Mặt trận cầu Tân Thuận gay go nhất. Nhiều đợt xung phong qua cầu đều bị chặn lại. Nguy hiểm nhất là các giang đỉnh của Bình Xuyên xả đại liên lên cầu. Rồi súng cối của Bảy Môn nhắm vào đội hình của tướng Thế mà nã giòn giã.
Một tin làm xôn xao mọi người: Trịnh Minh Thế tử thương. Một nhà báo Mỹ nói về cái chết của Thế . Ðang đứng trên xe Jeep chỉ huy, Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn bắn trúng ngay đầu . Trong túi còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ chạy về với mình chết khó hiểu như thế thì sau này ai dám chạy về với mình nữa! Còn Nhu thì thích thú vì tiền mua Thế do Mỹ xuất, còn tiền trong túi Thế lại chạy vô túi nhà Ngô.
Bảy Viễn tính sai nước cờ, đinh ninh quân đội Pháp sẽ yểm trợ mình, ngờ đâu Pháp không giúp gì được, vì sợ Mỹ cúp viện trợ. Tướng Ély cũng bất lực khi điện tới khuyên Diệm nên thận trọng trong chủ trương đánh Bình Xuyên. Tình báo cho biết ngày 28.4.1955, điện thoại phòng Cao ủy reo lên, Ély cầm ống nghe. Tiếng Diệm thất thanh báo tin Bình Xuyên đã nổ súng vào dinh Ðộc Lập. Một người tử thương, nhiều người bị thương. Diệm tuyên bố cử đại quân tiễu trừ Bình Xuyên. Ély liền khuyên Diệm suy nghĩ thêm, chớ nên đưa đất nước vô vòng binh lửa. Nhưng Diệm cúp máy. Chiến cuộc bùng nổ ác liệt. Bên chính phủ, số thương vong sơ khởi là 26 người chết và 152 bị thương, nhưng quân Diệm giữ được thành . Chiến trận kéo dài năm ngày. Quân Bình Xuyên thất thế tập kết tại Tân Thuận xuống tàu thuyền rút ra Rừng Sác. Mười Lực và Bảy Môn lần lượt trúng đạn, Pháp bí mật đưa họ vô bệnh
viện Grall (Ðồn Ðất) điều trị. Vài ngày sau, quân Diệm đánh hơi được nhưng Mười Lực và Bảy Môn đã kịp thời chạy ra Rừng Sác cùng đồng đội của mình. Bảy Viễn rất mừng khi gặp lại hai chiến hữu.
Rút ra Rừng Sác là một sai lầm lớn của Bình Xuyên: Nước uống rất khan hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước dự trữ cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh sĩ. Mặt khác, súng cối từ các tàu chiến hải quân nã vào, không có công sự vửng chắc , bộ binh thiệt hại nặng....
Trong tình hình nguy kịch như vậy, hai cán bộ Việt Minh là Bảy Khánh và Chín Ðạo đã dũng cảm xé rừng tìm gặp Bảy Môn và vạch cho thấy con đường sống còn là liên kết với bộ đội miền Ðông (số này không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ bảo vệ dân phòng khi Diệm không thi hành Hiệp định Genève). Bảy Môn vui mừng báo cáo với Bảy Viễn và lập tức Bảy Viễn phái Bảy Môn mời hai đại diện cao cấp của Việt Minh tới hội kiến. Biết hai tên Tài, Sang không tán thành bắt tay Cộng sản, Bảy Viễn không cho chúng dự cuộc họp quan trọng này.
Bảy Khánh và Chín Ðạo vô cùng ngạc nhiên khi Bảy Môn đưa hai anh lên chiếc xà lan mới toanh do Pháp tặng Bảy Viễn để làm chỉ huy sở trong rừng Sác. Bên cạnh Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng, người phụ trách Ðài phát thanh
Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi nhà Ngô.
Bảy Khánh vô đề ngay:
- Ðại diện Hội Liên Việt Nam Bộ, chúng tôi theo dõi các hoạt động của Mặt trận Quốc gia Toàn lực Cao-thiên-hòa-bình mà Bình Xuyên là lực lượng đầu tàu. Theo tinh thần Hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai viện binh cho anh Bảy, nhưng chúng tôi có thể giúp anh Bảy hai cán bộ quân sự xuất sắc là Ba Thu và Tư Thước. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên Tiểu đoàn 3 của anh Bảy Môn, còn anh Tư Thước sẽ đảm trách liên lạc
giữa các anh và chúng tôi. đồng thời sẽ đưa bộ đội Bình Xuyên lên miền Ðông nếu các anh bị quân Diệm bao vây lâu ngày, lương khô cạn kiệt:
Hai bên soạn một thông cáo chung đại ý nêu rõ quân dội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Ðình Diệm.
Ba Thu và Tư Thượt tới nơi thật đúng lúc.
Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu đánh bật Bình Xuyên ra Rừng Sác. Sáu tiểu đoàn của Bình Xuyên bị kẹt trong vòng vây. Tinh thần binh sĩ xuống thấp trước các đợt pháo kích ác liệt. Chỗ nhược của Bình Xuyên là vợ con binh sĩ cùng theo rất đông, gây trở ngại cho việc chiến đấu.
Ba tiểu đoàn dù, Hòa Hảo và Cao Ðài chi viện cho quân đội Bình Xuyên không quen trận mạc, ra quân lần đầu gặp hỏa lực quá ác liệt nên bỏ súng chạy. Ðể chấn chỉnh tinh thần ba quân, Bảy Môn đưa thiếu tá Bay, chỉ huy Tiểu đoàn Cao Ðài ra Hội đông Quân sự xét xử.
Tư Thước đứng ra xin:
- Quân đội Cao Ðài tuy thành lập lâu nhưng thiếu trận mạc. Trận đấu quá ác liệt. Binh sĩ chưa quen chiến trường Rừng Sác, hoảng loạn bỏ chạy, Thiếu tá Bay không tài nào giữ được. Xin cho Thiếu tá Bay lập công chuộc tội. .
Vòng vây tàu chiến Mỹ - Diệm ngày càng xiết chặt. Binh sĩ Bình Xuyên hết nước uống và phải ăn cơm gạo sấy. Tinh thần càng lúc càng xuống.
Ba Thu bàn với Bảy Môn:
- Ðã tới lúc ta xé rừng đưa binh sĩ lên miền Ðông. Tình thế nguy ngập lắm rồi.
Bảy Môn đề nghị Bảy Viễn cho tiểu đoàn 3 mở đường máu lên Phú Mỹ làm bàn đạp để đưa hết lực lượng lên chiến khu miền Ðông.
Bảy Viễn do dự vì hai cận thần họ Lại không đồng ý.