Nguyên Hùng
Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên


Phần 12


Ðồ dốt mà họp cả ngày

Những cuộc thì thầm to nhỏ giữa Bảy Viễn với chính khách Hồ Hữu Tường , Trần Văn Ân , Trịnh Khánh Vàng càng làm hai anh em họ Lai điên tiết. Từ khi chạy ra Rừng Sác, Bảy Viễn không hỏi ý kiến chúng nữa mà cứ thì thầm bàn tính với đám chính khách xôi thịt. Kể cũng đúng thôi: hai anh em chúng là người của Pháp, mà bây giờ thì Pháp đã "sọc dưa", không giúp gì cho Bình Xuyên, Bảy viễn phải cầu cứu nơi khác. Khi biết Bảy Viễn cầu cứu Việt Minh, hai tên tay sai Phòng Nhì điên tiết lên. Không dám cự Bảy Viễn, Nam Tài chĩa mũi nhọn Bảy Môn:
- Các anh tính sao mà đưa tiểu đoàn 3 lên rừng ? Các anh tính liên minh với Việt Minh à ? Các anh quên chúng ta suýt chết vì Việt Minh Cộng sản mấy năm trước sao ?
Bảy Môn quật lại:
- Anh lấy tư cách gì can thiệp vào việc chỉ huy của tôi ? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 đành khoanh tay chịu chết trong vòng vây như các anh? Tôi phải mở đường máu về Phú Mỹ để sau đó đưa hết lực lượng Bình Xuyên thoát vây, dù cho anh có chống đối. Tôi đã được sự đồng tình của anh Bảy.
Năm Tài chạy tìm Bảy Viễn hỏi.
Bảy Viễn xác nhận:
- Tôi cho phép Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 xé rừng lên Phú Mỹ. Phái tìm cách phá vây. Pháp không giúp gì được ta thì ta phải tự cứu lấy ta.
Năm Tài lo sợ:
- Nhưng ông Bảy quên Việt Minh đã cố tình hãm hại chúng ta trước đây sao ?
Bảy Viễn cười:
- Làm sao ta quên được. Nhưng mỗi thời một khác. Giờ đây thằng Diệm đang quơ dao kề cổ chúng ta, mà Việt Minh cho người tới đưa chúng ta ra khỏi vòng vây, ngu sao không chộp lấy! Còn chuyện đối xử với nhau sau này như thế nào thì hồi sau phân giải.
Lý của Bảy Viễn vững lắm, nhưng hai tên Phòng Nhì lo sợ vì chúng dư biết bản án tử hình dành cho bọn Việt gian bán mình cho thực dân Pháp của chúng hãy còn trong hồ sơ các đội công an xung phong từng diệt tên Cò Bazin.
Trong khi Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 cắt đường rừng lên Phú Mỹ thì Trung tá Chiêu, chỉ huy khu vực Biên Hòa chận đánh dữ dội, nhưng tiểu đoàn 3 tướng quen chiến địa Bàu Bông, Vũng Gấm, xã Phước An, Long Thành nên chống cự mãnh liệt. Ðánh không thắng, địch quay sang dụ hàng. Trung tá Chiêu cho người tiếp cận Bảy Môn đưa thư của Ðại tá Dương Văn Minh - vừa được phong Thiếu tướng thưởng công đẩy lùi Bình Xuyên ra Rừng Sác -đề nghị Bảy Môn về với Thủ tướng Ngô Ðình Diệm, tài sản được hoàn trả và được vinh thăng Thiếu tướng như Trịnh Minh Thế.
Dương Văn Minh đã sai lầm lớn khi nhắc tới Thiếu tướng Trịnh Minh Thế vì ai cũng biết Thế bán mình cho Mỹ với giá hai triệu đô, nhưng chưa xài được đồng bạc nào thì chết bất đắc kỳ tử . Xe trước gãy, xe sau phải tránh.
Bảy Môn trả lời sứ giả:
- Tôi chỉ là một con cờ, tướng ra lệnh đánh là đánh. Các ông đừng lui tới đề nghị chi cho mất công.
Không mua được Bảy Môn, tướng Minh tập trung quân lực đánh tới tấp khiến Tiểu đoàn 3 phải rút xuống bưng.
Diệm phạm một sai lầm lớn là nôn nóng dẹp giáo phái. Chưa diệt xong Bình Xuyên, Diệm đã bắt tay diệt Cao Ðài và Hòa Hảo. Ngày 25.5.1955, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu hướng về miền Tây dẹp giáo phái Hòa Hảo. Thiếu tướng Dương Văn Minh được Diệm tín nhiệm giao chức tư lệnh. Lần này lực lượng tham chiến lên tới 50 tiểu đoàn.
Chiến dịch kéo dài hai tháng nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Ðánh Hòa Hảo khó hơn đánh Bình Xuyên. Trước nhất quân đội Hòa Hảo của Năm Lửa (Trần Văn Soái) và Ba Cụt (Lê Quang Vinh) đông gấp mười quân số Bình Xuyên .
Thứ hai, chiến trường miền Tây rộng mênh mông, không như Rừng Sác. Thứ ba, đồng bào Hòa Hảo nuôi nấng, bao che quân đội Hòa Hảo. Do đó quân Mỹ -Diệm sa lầy ở miền Tây.
Một sự kiện bất ngờ: Thái Hoàng Minh bỗng dưng bỏ Sài Gòn chạy vô Rừng Sác xin Bảy Viễn tha tội. Bảy viễn thương tình cháu vợ nên bỏ qua, nhưng binh sĩ Bình Xuyên không tha kẻ đã theo địch đâm sau lưng mình. Chính vì Thái Hoàng Minh bợ bạc của Mỹ mà không phá cầu Nhị Thiên Ðường để quân Nùng đánh qua Chánh Hưng, gây
khó khăn cho quân trấn thủ hành dinh ở dạ cầu Chữ Y. Quan tha nhưng ma bắt. Thái Hoàng Minh bị ám sát, thây thả trôi sông. Vảy là rồi đời một tên phản bội.

Dù Mỹ - Diệm lo ăn thua đủ với Hòa Hảo ở miền Tây, tình hình có hơi dễ thở nơi Rừng Sác, nhưng ai cũng biết số phận của mình. Như cá trong đăng, muốn bắt lúc nào cũng được.
Bảy Viễn càng bỏ nhiều thì giờ tham khảo các cố vấn Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng.
Năm Tài còn lạ gì các tay cơ hội, nắng phía nào, che phía ấy. Sợ các cha này xúi Bảy Viễn chạy theo Việt Minh, Năm Tài bực lắm cứ chửi thầm:
- Ðồ dốt mà cứ họp cả ngày .
Ðám thân tín không ưa hai anh em họ Lại nên mật báo "ông Năm nói xấu ông Bảy".
Ðang buồn bực lại nghe tay tâm phúc nói xấu, Bảy Viễn nổi giận, sai quân tóm cổ Năm Tài.
Năm Tài mặt cắt không còn hột máu, quỳ xuống lạy Bảy Viễn như tế sao.
Tư Sang thấy em chết như chơi, lật đật quỳ xuống xin cho em.
Bảy Viễn thấy hai anh em họ Lai xuống nước, khoát tay cho lui, quở nhẹ nhàng.
- Tha chết cho tụi bây đó. Nhớ đừng có làm tàng chê thiên hạ chung quanh dốt mà có ngày chết không toàn thây.



Bảy Viễn chạy sang Pháp

Nhân lúc quân đội Ngô Ðình Diệm lo tảo thanh Hòa Hảo ở miền Tây, Tư Thước bàn với Bảy Môn xé rừng phá vây lần nữa.
Bảy Môn đồng ý ngay. Anh bàn với Mười Lực:
- Hai anh em mình lâu nay sống chết có nhau lúc đi giang hồ cũng như đi kháng chiến. Nay tôi đưa tiểu đoàn 3 đi trước, nếu suôn sẻ sẽ cho liên lạc rước anh sau.
Mười Lực dặn dò:
- Cẩn thận nghe ! Ðừng cho hai thằng Tài - Sang biết. Tụi nó đã đánh hơi nên mấy ngày nay cứ canh tao riết. Chúc mày thành công. Tao chờ mày ngày đêm.
Nhờ Tư Thước là tay sáng rừng nên tiểu đoàn 3 mở đường rừng về tới Phú Mỹ mà không đụng phải quân của Diệm . Công việc đầu tiên của Bảy Môn là cho hên lạc tức tốc trở vô rừng rước tiểu đoàn của Mười Lực lên miền Ðông. Rủi thay, địch đã biết lộ trình phá vây của Bảy Môn nên canh gác kỹ, đồng thời pháo kích ác liệt nơi Bình Xuyên
đóng quân.
Lúc Bảy Viễn tha chết hai anh em Tài -Sang, nhiều người chê Bảy Viễn không kiên quyết loại trừ hai con rắn độc, nhưng Bảy Viễn chỉ cười.
Chưa phải lúc giũ sổ hai tên Phòng Nhì. Chúng còn có thể giúp Bảy Viễn thoát nguy bằng cách liên lạc với Trung tá Savani tìm cách nhờ nhà binh Pháp can thiệp vào giờ chót.
Bảy Viễn tính đúng.
Ðúng vào lúc quân Diệm siết vòng vây toan bắt sống tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên thì máy truyền tin của Năm Tài reo lên.
Tiếng Savani ra lệnh thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng theo người của ta cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do
lính Pháp xây trước đây. Tư Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu.
Pháp đưa ba tên tay sai quan trọng sang Lào bằng phi cơ nhà binh và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.

Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới thủ đô paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ các lực lượng giáo phái chống Diệm.
Vậy là cuộc chống trả bạo chúa nhà Ngô của Bảy Viễn kéo dài trên nửa năm, kể từ ngày 28.4 đến 7.11.1955.
Các chính khách quốc tế đánh giá Bảy Viễn cao hơn các chính khách salon và hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo - đa số thay đổi lập trường vì đồng đô la của CIA còn Bảy Viễn vẫn một lòng trung thành với quan thầy cũ là Pháp. Chính vì vậy Chính phủ Pháp, dù Thủ tướng thuộc chính đảng nào cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bảy Viễn, cũng như cựu hoàng Bảo Ðại, là những "người bạn tốt của nước Pháp".
Nhưng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, lại phải nhờ quan thầy Pháp. Sau cùng thì ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Nhưng việc con trai là Thiếu tá Lê Pau bị kẹt trong vòng vây bị Diệm bắt làm Bảy Viễn ăn ngủ không ngon. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị hốt, sau đó đưa ra tòa, lãnh án ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị Ngô Ðình Nhu tách ra giam riêng trong Phú Lâm. Vì sao Nhu tách Lê Paul ra? Sau này Bảy Viễn mới được ký giả Hilaire Du Berrier cho biết. Trận đánh quyết liệt trong giai đoạn chót từ ngày 20.9 tới 12.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đêu bị bắt sống. Khi chiếm tổng hành dinh Bảy Viễn tại Chánh Hưng, tiểu đội của Trung úy Nguyễn Văn Tâm tình cờ phát hiện một kho bạc. Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Bọn lính dù tha hồ nhét đầy vào áo choàng nhà binh. Trung úy Nguyễn Văn Tâm cố nhiên chiếm phần nhiều nhất. Ông ta còn xí phần cặp ngà voi dài trên thước rưỡi dâng cho Thủ tướng Diệm. Sau chiến công này, Tâm được vinh thăng Ðại úy, đề bạt quận trưởng Hốc Môn.
Ngô Ðình Nhu tịch thu tất cả tài sản mà Bảy Viễn gửi ngân hàng, Nhu tin rằng Bảy Viễn còn nhiều kho tàng cất giấu đâu đó nên dùng Lê Paul làm con tin buột Bảy Viễn phải nhả ra để chuộc tính mạng con mình. Nặng tình cốt nhục
Bảy Viễn cho Nhu biết tất cả tiền gửi nhà băng Bảy Viễn giao hết cho nhà Ngô để xin lại Lê Paul.
Nhưng Nhu quá tham cho rằng tiền trong nhà băng tất nhiên thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Chuộc Lê Paul phải là số tiền Bảy Viễn khôn giấu đâu đó trong nước - thật ra thì không có kho tàng nào. Thế là số phận người con trai 27 tuổi của Bảy Viễn đã được Ngô Ðình Nhu giải quyết theo luật giang hồ: ngày 14.4.1956, xe cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh, giữa đường xô xuống bắn chết.



Sự đời như một giấc mơ

Là một tay hiếu động quen lao vào làn tên mũi đạn, Bảy Viễn không phịu nổi kiếp sống nhàn hạ của một kẻ mà giới chính trị Pháp gọi là "hàng tồn kho" - nhân vật được nuôi dưỡng chu đáo chờ khi hữu sự đem ra sơn phết để dùng. Cứ ăn không ngồi rồi, Bảy Viễn ngẫm nghĩ và thấy số phận của mình cũng hao hao giống Cựu hoàng Bảo Ðại mà
mình đã kết nghĩa anh em. Cả hai đều là "hàng tồn kho", chỉ khác một điểm: Bảo Ðại thì quá chán cảnh múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị còn Bảy Viễn vẫn còn hăng tiết vịt.

Trong thời gian lưu vong, Bảy Viễn chỉ khoái ngồi quán cà phê vỉa hè Paris đọc báo, theo dõi tình hình Sài Gòn. Ðược biết toàn bộ tham mưu của mình đều bị bắt sống đày Côn Ðảo, Bảy Viễn nhớ thời oanh liệt mấy chục năm về trước, ở tù mà còn kết bạn với vợ mã tà 76 để cô nàng làm tham mưu cho những chuyến vượt ngục đánh bạc với đại dương và bão tố. Anh em giang hồ ra đảo là chuyện bình thường, chỉ thương các cha chính khách sa lon Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng....

Thấm thoát mấy năm trôi qua. Nhà Ngô bạo phát bạo tàn, làm cha thiên hạ chỉ có chín năm - từ 1954 đến 1963 - thì bị đảo chính, Diệm và Nhu chết trong thiết vận xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Sài Gòn, còn cậu em út Ngô Ðình Cẩn thì bị Nguyễn Khánh xử tử .
Bảy Viễn thấy sự đời như một giấc mơ, vinh đó rồi nhục đó. Có ai vênh vang bằng Ngô chí sĩ, từ Thủ tướng lên Tổng thống, hạ bệ Quốc trưởng Bảo Ðại nhờ quan thầy Mỹ đứng sau giật dây.
Nhưng éo le thay, cũng chính quan thầy Mỹ đứng sau giật dây cho đám tướng tá phản lại nhà Ngô.
Càng nghĩ, Bảy Viễn tin số mình đỏ. Ðáng lẽ chết về tay nhà Ngô, nhưng vào giờ chót quan thầy Pháp kịp thời ra tay cứu mạng.

Ðang ngáp dài ngáp ngắn nơi quán cà phê thì một tin làm Bảy Viễn tỉnh như sáo: Mỹ thay đổi chiến lược tại Việt Nam với chính thể quân nhân cầm quyền. Trước đây, dưới thời nhà Ngô, Mỹ chủ trương diệt giáo phái, nắm độc quyền cai trị nhưng đã thất bại. Bây giờ Mỹ quay 180 độ, o bế giáo phái để cùng hợp lực chống Cộng. Theo một số tù Côn Ðảo được phóng thích trong đó có anh em Bình Xuyên thì Trần Văn Ân đã dụ các sĩ quan Bình Xuyên tham gia lập lại quân đội Bình Xuyên để giúp chính phủ quân nhân chống cộng.
Hay tin này, Bảy Viễn mừng quýnh. Suy nghĩ mấy ngày, Bảy Viễn viết thư cho Tổng thống Mỹ Johnson hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn và con đường 15 nối Sài Gòn -Vũng Tàu như trước đây. Viết xong, hy vọng sẽ được trả lời niềm nở. Nhưng hoài công.
Thấy chồng cứ đi tới đi lui và thở dài, bà Hoa nói:
- Năm 1960, ông đã viết thư cho Tổng thống Eisenhower một lần rồi, người ta có trả lời vốn gì cho ông đâu ! Bây giờ lại viết cho Tổng thống Johnson, xin ông chớ hy vọng mà uổng công....
Bảy Viễn bực mình gắt:
- Sao bà biết người ta không trả lời cho tôi ?
Bà Hoa ôn tồn nói:
- Mỹ phải tham khảo đám tướng tá tay sai của chúng trước khi trả lời thư ông. Mà Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ là những người đã phò Ngô Ðình Diệm đánh Bình Xuyên của ông, làm sao chống lại dám để Mỹ đưa ông về ? ông thấy chưa? Mà dù ông có về thì đâu còn ai giúp ông đánh Việt Minh. Các anh Mười Lực, Năm Chẳng sau bao nhiêu năm lưu đày ngoài Côn Ðảo đã mệt mỏi lắm rồi, Trần Văn Ân mời lập lại bộ đội Bình Xuyên mà họ có nhận cộng tác đâu. Theo tôi nghĩ, họ sáng suốt hơn ông. Con người chỉ có một thời, cái thời đã qua rồi, khó mà trở lại. Ông còn nhớ anh Mười Trí không?
- Mười Trí thì sao ?
Mười Trí sáng suốt hơn ông. Nếu hồi đó ông nghe lời anh Mười thì đâu có thân bại danh liệt như ngày nay.

Từ đó Bảy Viễn sống trong sự ray rứt, hối hận, tiếc thời gian sống trong Rừng Sác, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Việt Minh kiên cường bất khuất, tiếc không gặp may như Bảy Môn đã đưa tiểu đoàn 3 lên miền Ðông. Nếu chuyến đó đi trót lọt thì cuộc đời của Bảy Viễn sẽ khác ngày nay. Ôi ! chỉ một phút... mà cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác !

Năm 1970, Bảy Viễn chết già tại thủ đô Paris, chẳng ai đoái hoài. Tuy nhiên, thân thế và cuộc đời ông được nhiều nhà báo quốc tế ghi chép.


Tư Liệu Tham Khảo:

- Bay Viên, le mai tre de Cholon của Pierre Darcourt.
- Background to Betrayal của Hilaire du Berrier.
- The loét Revolution của Robert Shaplen.
- La guerre d lndochine của Lucien Bodard.
- Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thê.