Nguyên Hùng
Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên


Phần 9


Duyên Nợ

Thực dân Pháp rất tự hào về sòng bạc lớn nhất Sài Gòn mà cũng lớn nhất Ðông Dương nằm giữa Chợ Lớn (Q.5), gồm rất nhiều gian hàng, rạp hát, sân khấu xiếc, nhà hàng - vũ trường, quán giải khát lộ thiên. Ðặc biệt là dãy dài các gian hàng rộng lớn, trang trí sáng trưng, mỗi gian một vẻ: chơi theo người Việt là hốt me, chơi theo Pháp là roulette, chơi theo Tàu là tài xỉu. Ai thích món nào cứ tới gian hàng mình thích.
Gian roulette có mướn mấy cô đầm thứ thiệt, đầm lai cũng có. Còn gian tài xỉu thì có các cô xẩm Hồng Kông trẻ đẹp, mặc áo sường sám cổ cao, sát nách, bó sát ngực và mông, hai bên hông xẻ cao để lộ cặp đùi thon dài, trắng nõn. Các cô này đứng sau quầy số, tay cầm chiếc cào để vùa tiền và chung tiền cho khách chơi...
Dạo một vòng, Bảy Viễn và Tư Thiên vô quán giải khát lộ thiên nghỉ chân. Hai cô gái tới chào khách, đem thức uống tới và xin phép được ngồi cùng bàn để phục vụ.
Tư Thiên nhã nhặn cảm ơn để hai cô lui ra:
- Chúng tôi cần bàn chuyện riêng.
Bảy Viễn vui vẻ nói:
- Mấy năm mình vô khu, Ðô thành thay đổi nhiều quá. Các quán giải khát trang hoàng xinh đẹp hơn, người phục vụ cũng hấp dẫn hơn. Ðặc biệt là các gian hàng tài xỉu. Toàn xẩm Hồng Kông, xinh đẹp và thơm như múi mít.
Tư Thiên cười:
- Có vậy mới trút túi thiên hạ chớ Ðại tá.
Mấy con xẩm và Ðại tá khen đó chính là những com chim mồi, cất tiếng hót dụ các cha có máu đỏ đen vô bẫy đó Ðại tá.
Bảy Viễn cười:
- Khách tới gian hàng tài xỉu là dân có máu cờ bạc. Họ lo ăn thua chớ không khoái "đá lông nheo" với mấy con chim mồi đó đâu.
Tư Thiên bảo thủ:
- Ðành rằng vậy, nhưng ở đây quá nhiều gian hàng nên phải dùng chim mồi để thu hút dân chơi. Vừa thử thời vận vừa ngắm người đẹp, dù cớ thua cũng mát dạ.
Bảy Viễn gật gù:
- Anh Tư nói có lý: Còn chuyện "bắt bò lạc" ?
Tư Thiên cười thật tươi:
- Tôi biết có nhiều "con bò lạc" đẹp dễ sợ. Ðó là mấy bà Thông, bà Phán trốn chồng vô đây chơi tài xỉu. Khi thua hết tiền thì đứng xớ rớ đâu đó chờ gặp người quen mượn tiền để gỡ gạc hoặc có tiền đi xích lô về nhà. Nếu không gặp người quen thì túng quá, các bà làm liều, bắt bồ với mấy tay hảo ngọt...
Bảy Viễn cười vểnh râu:
- Ðàn ông bọn mình cha nào cũng hảo ngọt, phải vậy không thầy Tư?
Maurice gật lia:
- Ðúng! Chỉ có mấy thằng liệt dương mới hết hảo ngọt ! Thôi mình đi đi Ðại tá. Mình đánh cá chơi cho vui. Trong vòng mười lăm phút, ai bắt được "bò lạc" thì kể như thắng cuộc. Người thua phải đãi người thắng một chầu tại vũ trường. Ðồng ý chớ ?
Bảy Viễn vẫy tay:
- Mười lăm phút sau, hẹn tại vũ trường đằng kia nghe .
Bảy Viễn trở lại gian hàng tài xỉu với nụ cười thật tươi:
- Trong đám say này chỉ có một mình ta là tỉnh. Thiên hạ đua nhau sát phạt, còn mình đứng ngoài vòng cương tỏa. Mình chỉ đi tìm người đẹp đi lạc vô đám mê muội này .

Bỗng Bảy Viễn trở lại trang nghiêm, anh ta vừa trông thấy một gian nhân sắc nước hương trời đang tiến về gian hàng tài xỉu gần đó. Chưa bao giờ anh ta thấy ai ăn mặc đúng thời trang như thế. Người đẹp đã xấp xỉ bốn mươi nhưng vóc mình thon eo, ngực nở, mông tròn. Nàng mặc áo dài màu khói nhang làm nổi hẳn lên màu đen mướt của chiếc quần lãnh đen. Nàng tới gần, Bảy Viễn càng thú vị được chiêm ngưỡng khuôn mặt trái xoan thanh tú, đôi mắt to, hàng mi dài, sống mũi cao, đôi môi mọng hình quả tim.
Người đẹp không biết có người đứng ngắm mình. Nàng tới trước quảy tài xỉu, móc bóp lấy xấp tiền đặt vào một con số.
Bảy Viễn như chợt tỉnh, chen vô và móc tiền đặt kế bên người đẹp, cười nói:
- Cho phép tôi chia cái hên của bà !
Người đẹp mải nhìn tên lắc bông vụ trong cái chén, không quan tâm tới người đứng kế mình.
Ả xẩm cất tiếng hót "Hốt a" báo hiệu hết giờ đặt tiền. Tên lắc bông vụ hạ chén xuống. Ba con xúc xắc quay tít một lúc trước khi đứng yên. Kết quả được công bố.
Ả xẩm đưa chiếc cào ra kéo tiền thua vào hộc tủ rồi chung tiền những người thắng.
Thiếu phụ lắc đầu thở ra, nhìn số tiền của mình bị cào vô hộc tủ của ả xẩm rồi lại móc tiền ra đặt tiếp .
Bảy Viễn cũng móc tiền đặt theo:
- Mình nuôi con số này đi. Thế nào nó cũng "tái xuất giang hồ".
Thiếu phụ nghe mấy tiếng "tái xuất giang hồ", lộ vẻ vui, nhưng kín đáo không quay lại người đứng sau lưng mình. Lần này thì họ thắng.
Bảy Viễn chủ động làm quen:
- Tôi đề nghị ta đánh hết số tiền vừa thắng, cũng nuôi con số này. Theo tôi đó là con số hên...
Lần này thiếu phụ mới quay lại nhìn Bảy Viễn.
Nàng chưa kịp nói gì, Bảy Viễn tấn công luôn:
- Ta đánh ba ván là biết thời vận như thế nào. Nếu ván này thắng, tôi xin phép đãi bà một tiệc sơ giao.
Thiếu phụ ngạc nhiên:
- Nhưng tôi chưa quen ông.
- Tôi nghĩ rằng chung số phận trong ba ván vừa rồi là chúng ta quen nhau rồi đó. Ðể xem ván thứ ba này có thuận với lời mong ước của tôi không.
Ả xẩm hô to "Hốt a". Lần này hai người lại thắng.
Bảy Viễn dùa tiền, trao hết cho người đẹp, hớn hở nói :
- Mời bà qua vũ trường bên kia để ta đánh dấu ngày tao ngộ.
Chuyện "bắt bò lạc" lại thành duyên nợ.
Thiếu phụ đó tên Hà Thị Tám, làm kế toán hãng thuốc lá MIC. Bà Tám sau đó trở thành người vợ sau cùng của Bảy Viễn.



Tổng Hành Dinh Bình Xuyên

Sau chuyến tham quan Ðại Thế Giới, Bảy Viễn quyết định đấu thầu tranh ăn với đám xì thẩu Ma Cao mà đứng đầu là Lâm Giống. Cuộc tranh ăn diễn ra quyết liệt, nhưng về sau Ma Cao tự thấy yếu thế trước lực lượng Bình Xuyên vì Pháp giao Bình Xuyên giữ an ninh thành phố Sài Gòn -Chợ Lớn tức là giao quyền sinh sát cho Bảy Viễn.
Lâm Giống chẳng ăn thua gì so với Tư lệnh Bình Xuyên ? Ðám vệ sĩ toàn võ sư Thiếu Lâm làm sao đương cự nổi đội công an xung phong Bình Xuyên với lựu đạn và tiểu liên.
Lâm Giống rút lui, Bảy Viễn trúng thầu khai thác Ðại Thế Giới. Thật là một cuộc đổi đời, từ một kẻ "ăn đong" của nhà binh Pháp, hàng tháng lãnh tiền trợ cấp, nay quân đội Bình Xuyên có nguồn thu nhập nữa triệu bạc mỗi ngày. Mạnh vì gạo, bạo vì tiền, Bảy Viễn có quyền ngẩng cao đầu trước tướng De la Tour, Niềm vui của Bảy Viễn giờ đây là vào xế chiều nhìn các nhân viên tài chính, kế toán chở bạc về văn phòng. Có cả nữa tiểu đội thư ký đếm bạc, ghim thành xấp cho vào tủ sắt Cứ mỗi tuần phải đi ngân hàng gửi tiền.
Ðám nhân viên này toàn là nữ, trẻ đẹp.
Bảy Viễn tự cho mình là người hạnh phúc nhất đời: vừa có thu nhập bạc tỉ, vừa được ngắm các nàng tiên đếm tiền nhanh như máy.
Maurice Thiên liền bàn với Bảy Viễn:
- Nay ta có vốn rồi, nên xảy dựng tổng hành dinh cho nguy nga, lộng lẫy.
Bảy Viễn gật:
- Tôi đang có ý đó. Mình nên chọn chỗ nào cho đắc địa hả thầy Tư?
Tư Thiên kéo Bảy Viễn tới bản đồ thành phố treo trên tường:
- Mình là dân Bình Xuyên, là vùng nằm dọc con kênh Tẻ chạy cặp đường Trần Xuân Soạn và Phạm Thế Hiển. Ta nên mua miếng đất này, nó nằm dưới dạ cầu Chữ Y. Khu này ít dân cư, mình không phải bồi thường nhiều.
Bảy Viễn ngắm nhìn vùng đất mà Tư Thiên khoanh tròn trên bản đồ, gật gù:
- Ðược ! Thầy Tư mướn kiến trúc sư thiết kế đi văn phòng phải vẽ kiểu cho xôm, mình làm khác các doanh trại của Pháp.
Tư Thiên suy nghĩ:
- Muốn chơi trội thì Ðại tá nên giữ cái ao trên miếng đất này. Mình làm một cái hồ nuôi cá sấu đúng như ở Rừng Sác.
Bảy Viễn reo lên:
- Hay, hay? Sáng kiến bằng vàng? Mình sẽ làm mấy thằng Tây choa mắt. Bình Xuyên là Rừng Sác, mà Rừng Sác thì phải có sấu... Bây giờ Bình Xuyên lên bờ rồi, phải có cọp beo cho xôm tụ. Bên hồ sấu, mình làm chuồng sắt nuôi beo.
Trong lúc cao hứng, Bảy Viễn kéo Tư Thiên lên xe Jeep hối tài xế chạy tới miếng đất được chọn.
Cả hai xuống xe, đứng nhìn toàn cảnh, trao đổi:
- Mình ưng ý miếng đất này. Nó là đất thuộc vùng Bình Xuyên mà nằm sát nách thành phố. Nhưng có một chút thất lợi...
- Thất lợi chỗ nào ?
- Nó nằm sát dạ cầu. Kẻ địch ở trên cầu chiếm thế thượng phong.
Tư Thiên gật gù:
- Ðúng là Ðại tá có con mắt nhà binh ? Mình ở dưới thấp, địch có thể tấn công bằng lựu đạn. Nhưng... mình sẽ lập bót gác trên cầu. Nếu tình hình lộn xộn, mình sẽ gắn bảng "Khu quân sự" kiểm soát xe cộ qua lại .trên cầu. Dễ thôi, Ðại tá !
Bảy Viễn cùng đi bách bộ với Tư Thiên vòng quanh miếng đất rồi dừng lại trước ao rau muống:
- Biến chỗ này thành hồ cá sấu thì hết sẩy! Bình Xuyên là Rừng Sác, Rừng Sác là sấu. Ha! ha !

Vài tháng sau, dân cầu Chữ Y ngạc nhiên thấy tổng hành dinh Bình Xuyên xuất hiện trên miếng đất gần như bỏ hoang. Cái ao rau muống hiền lành bỗng trở thành hồ sấu với hàng cây tràm, đước và dưới gốc cây mấy con sấu to bằng chiếc xuồng ba lá ngóc mỏ. Khu vực Yổng hành dinh được rào cẩn thận. Trên đầu cầu có một bót gác kiểm soát xe cộ qua lại.
Ngày khánh thành Tổng hành dinh quân đội Bình Xuyên, Bảy Viễn mời tướng De la Tour tới dự và trong dịp lễ chơi trội, Bảy Viễn tuyên bố:
- Kể từ nay, quân đội Bình Xuyên đã tự lực được rồi, không còn sống nhờ tiền trợ cấp của nhà binh Pháp. Kể từ tháng này, chúng tôi không nhận lương nữa. Dù sao cũng cám ơn Thiếu tướng đã hào phóng giúp đớ chúng tôi trong những ngày đầu
Trong bữa tiệc nội bộ đêm đó, Bảy Viễn hân hoan tuyên bố:
- Từ lâu mình rất hận về thái độ thằng Pháp coi Bình Xuyên mình chẳng ra gì. Mà trò đời là như vậy: bàn tay xin luôn luôn đặt dưới bàn tay cho. Tây chơi gác kèo trên mình là chuyện dễ hiểu. Cho đến nay, mình mới trả được mối hận lòng.
Thằng De la Tour giật mình khi nghe Bảy Viễn không nhận tiền trợ cấp hàng tháng của nhà binh Pháp nữa. Ðiều này bắt nó phải suy nghĩ, Với Bình Xuyên, không thể ném tiền ra là tự do sai khiến.
Cũng trong dịp này, Bảy Viễn hết lời ca ngợi Tư Thiên: nhờ sáng kiến tranh thầu với bọn tài phiệt Ma Cao của Tư Thiên mà Bình Xuyên ăn nên làm ra. Bảy Viễn nghĩ cách đền ơn Maurice Thiên cho xứng đáng. Sẽ đề nghị Trung tá Savani giao cho Tư Thiên chức vụ cao như là Giám đốc công an - cảnh sát đô thành. Nhưng Tư Thiên không được may mắn hưởng hồng ân của Bảy Viễn.



Ai giết Tư Thiên ?

Dân sài Gòn - Chợ Lớn có cái thú sáng sớm ngồi uống cà phê trên vỉa hè. Nắng ban mai vừa ấm vừa mát. Ngồi quán cà phê vỉa hè lại còn được nghe đủ tin tức thế giới và trong nước.
Maurice Thiên là một trong những người ghiền ngồi cà phê vỉa hè và quán quen thuộc của sệp Tàu lai này nằm ngay ngã tư, trước cổng Ðại Thế Giới. Chủ quán ưu tiên cho "ông Tư" bàn số 1.
Sáng sớm là ông Tư tới, tay ôm vài tờ báo. ông Tư chỉ lướt qua hàng tít lớn chứ không đọc nội dung chi tiết. Với bạn thân, ông Tư cười nói:
- Mình ít thì giờ nên đọc báo chỉ đọc tít chớ không đọc tét (texte)".

Một sáng sớm, Tư Thiên đang ngồi tại tiệm cà phê nói trên thì một chiếc Traction màu đen chạy ngang qua, ôm sát cua.
Tư Thiên tay bưng tách cà phê nhìn lên. Chiếc xe chạy tới tốc độ khá nhanh - vượt tốc độ quy định trong thành phố là 40km/giờ. Ðúng lúc đó xe quẹo mặt, chỉ cách bàn Tư Thiên ngồi ba bốn mét. Một người ngồi băng sau chĩa tiểu liên xả đạn vào ngực Tư Thiên. Chiếc Traction tăng tốc độ vọt mạnh.
Tư Thiên chết ngay tại chỗ.
Mọi người la hoảng lên. Cảnh sát chạy tới làm biên bản. Xe cứu cấp đưa Tư Thiên vào bệnh viện. Cái chết của Tư Thiên khiến dân Sài Gòn -Chợ Lớn bàn tán sôi nổi. Ai giết Maurice Thiên ? Nhiều người suy đoán nhưng nhà chức trách chưa nắm đủ nhân chứng và vật chứng để kết luận ai là thủ phạm.
Tin Maurice Thiên bị ám sát tới tai Ðại tá Bảy Viễn. Lập tức Bảy Viễn đến ngay gia đình Tư Thiên. Thi thể nạn nhân đã được đưa từ bệnh viện về. Các bác sĩ không làm gì được vì Tư Thiên chết ngay sau loạt tiểu liên của hung thủ. Cái khó là Sài Gòn lúc đó có cả ngàn chiếc Traction do hãng xe Citroen sản xuất. Chính Tư Thiên cũng có một chiếc Traction màu xanh.
Bảy Viễn chia buồn với gia đình Tư Thiên:
- Anh Tư là bạn lâu đời của tôi từ hai ba chục năm. Anh Tư còn là ân nhân của tôi và cả quân đội Bình Xuyên nữa. Ngày nay chúng tôi ăn nên làm ra cũng nhờ anh Tư. Tôi định đề nghị với người Pháp phong anh Tư làm Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành, nhưng chưa kịp thì anh Tư đã ra đi. Thật tôi vô cùng ân hận !.

Có dư luận cho rằng thủ phạm giết Tư Thiên là Tư Sang. Ðúng hay sai chưa biết, nhưng trong dịp này, người ta đưa ra lai lịch của hai anh em họ Lai: Lai Văn Sang quê Cao Lãnh, đi lính cho Pháp, đánh giặc bên Xiêm tháng 2.1941, chức trung đội trưởng, học nghề sửa radio, rồi học Trường Thể dục Thể thao Phan Thiết, sau đó làm huấn luyện viên. Tham gia Thanh niên Tiền phong. Lúc xảy ra án mạng, Tư Sang là phụ tá quân sự của Ðại tá Bảy Viễn, có tiểu liên Ten. Lai Hữu Tài quê Cao Lãnh, có tú tài. Học Trường TDTT Phan Thiết. Nhân viên Nhà Hình chuyên sưu tra tội phạm. Nhân viên mật thám Pháp.
Vì sao Lai Văn Sang bị nghi đã giết Tư Thiên? Tư Thiên và em là Năm Tài theo phò Bảy Viễn sau khi Nguyễn Hòa Hiệp rút Ðệ Tam sư đoàn bỏ chạy khỏi Cao Lãnh. Hầu hết các đơn vị Ðệ Tam sư đoàn bị Chi đội 15 của anh Huỳnh Văn Một tước súng tại Ðức Hòa, bộ tham mưu của Nguyễn Hòa Hiệp chạy về thành đầu Tây. Trong số này có hai anh em họ Lai . Sang, Tài được Tư Thiên giới thiệu vô Chi đội 9 của Bảy Viễn. Khi Bảy Viễn về thành, cả hai anh em họ Lai cũng theo về, tiếp tục phò tá Bảy Viễn. Từ ngày về thành, Tư Sang ngắm nghé chức Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành. Khi thấy Bảy Viễn tính ban chức này cho Tư Thiên thì Tư Sang sợ mất chức nên ra tay khử đối thủ nặng ký.

Phòng Nhì quả quyết thủ phạm giết Tư Thiên là Bảy Viễn. Phòng Nhì đưa ra chi tiết sau về cái chết của Tư Thiên: Khi Bảy Viễn được Tướng De la Tour, tư lệnh quân đội Pháp kiêm chức ủy viên Cộng hòa Nam phần Việt Nam giao quyền kiểm soát khu Chợ Lớn. Bảy Viễn trở thành nhân vật quan trọng trong giới Hoa thương triệu phú ở Chợ Lớn. Nhiều người ủng hộ Bình Xuyên hàng triệu, hàng tỉ bạc để dễ làm ăn. Số tiền này được giao cho Tư Thiên chuyển về Bảy Viễn. Tư Thiên tối mắt đã biển thủ ba triệu. Không may mưu gian bị lộ. Cả năm bang trưởng người Hoa ở Chợ Lớn đều tố Tư Thiên. Bảy Viễn lập ban điều tra giao cho Năm Tài và con ruột mình là thiếu tá Lê Paul thẩm tra. Kết luận của ban thẩm tra là Tư Thiên có biển thủ ba triệu đồng. Vậy là Bảy Viễn ra lệnh thủ tiêu Tư Thiên. Phòng Nhì còn dẫn lời của Bảy Viễn khi ra lệnh khai tử một người mà ông ta nhiều lần gọi là ân nhân. Câu
nói đó như sau: "Ngày xưa, khi kết bạn, ta có lời thề ai phản thì phải chết. Nay mày phản tao, tao phải giết mày rồi mang hoa tới viếng mộ mày".
Do các nguồn tin trái ngược nhau nên cái chết Maurice Thiên đến nay vẫn còn là một nghi vấn.
Sau cái chết của Tư Thiên, Tướng De la Tour lại giao cho Bình Xuyên một trọng trách khác: giải tỏa đường 15 nối liền Sài Gòn với Vũng Tàu.



Con Lộ 15

Ðầu kháng chiến, dân quân hai tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa thi đua phá đường 15 nối liền Sài Gòn Vũng Tàu dài 120 cây số để cắt đứt mạch giao thông của kẻ địch. Quãng đường từ Long Thành tới Bà Rịa bị phá nặng nhất. Dân quân cuốc tróc lớp nhựa, cào bỏ đá xanh rồi trồng tre lên. Sau vài mùa mưa, các bụi tre lên xanh kịt, đường 15 biến mất. Ðã vậy, dân quân còn đốn cây hai bên vệ đường cho ngã chụm vào nhau ở những nơi không kịp trồng tre. Còn cầu sắt hay xi măng gì cũng phá hết. Cầu sắt Cỏ May -chiếc cầu dài nhất trên tuyến đường Sài Gòn -Vũng Tàu cũng bị phá sập nhịp giữa.
Ði khảo sát con lộ 15, Bảy Viễn nói với tướng De la Tour:
- Cầu cống mấy chục cái đều bị phá hoại, bộ đội Bình Xuyên đâu phải là công binh mà tái thiết được ?
De la Tour nhún vai:
- Xây cầu đã có công binh. Các ông chỉ giữ trật tự an ninh trong vùng cho công binh làm việc. Giải tỏa tới đâu các ông xây lô cốt tới đó để giữ đường, không cho Việt Minh ban đêm ra cuốc đường hay đào hố.

Bảy Viễn giao cháu vợ là Thái Hoàng Minh là chỉ huy trưởng. Nghe tin này, Mười Lực và Bảy Môn cười với nhau:
- Thằng lính kiểng này mà làm được thì Mười Lực chịu đứt đầu.
Bảy Môn thở ra:
- Thằng Tây độc thiệt. Nó gây ra chuyện nồi da xáo thịt ?

Ðúng như Bảy Môn nhận định, lính Bình Xuyên giải tỏa đường 15, đi sâu vô vùng giải phóng là bị bắn sẻ, đạp phải lựu đạn gài, thương vong ngày càng nhiều. Có toán bị phục kích khi thọc sâu vào hậu phương.
Ðám Bình Xuyên mới mộ của Bảy Viễn là dân "đá cá lăn dưa" các chợ, làm sao rành địa hình địa vật trong vùng bằng du kích địa phương.
Số thương vong càng tăng thì tinh thần càng xuống. Thái Hoàng Minh nhiều phen muốn xin từ chức sợ thiên hạ chê cười, lại thêm một lý do nữa để giữ chân hắn lại: mỗi cây số đường giải tỏa là một cúp rừng thuận lợi cho việc khai thác. Mấy năm giặc giã, các tay khai thác rừng không hoạt động được, rừng lên xanh um gỗ tạp xen kẽ gỗ quý .
Thái Hoàng Minh kém về mặt quân sự nhưng lại giỏi về kinh tế. Nhờ khai thác lâm sản mà họ Thái phát tài. Giải tỏa tới đâu, hắn cho lính đốn cây cưa củi mướn ghe chở về thành bán. Suốt đường Trần Xuân Soạn chạy cặp con kênh Tẻ mọc lên nhiều vựa củi. Cơ sở kinh tài của Bình Xuyên đem lại lợi nhuận khá lớn.
Chuyện làm ăn này tới tai Phòng Nhì. Tướng De la Tour lại khiển trách Bảy Viễn:
- Tôi giao con đường 15 cho các ông không phải để các ông đốn cây cưa củi làm giàu. Mục đích của việc giải tỏa đường 15 vô cùng quan trọng. Khai thông con đường Sài Gòn -Vũng Tàu là đem sinh khí cho thủ đô Nam phần Việt Nam.
Ðó là con đường giải trí cuối tuần của công chức, của ngoại giao đoàn. Nó cũng như con lộ số 4 đảm bảo cái bao tử cho cả triệu dân chúng Sài Gòn - Chợ Lớn.
Bảy Tiễn bị Tây nẹt, quay lại "xạc" Thái Hoàng Minh:
- Chấm dứt chuyện phá rừng lấy củi đi mày ! Tao vừa bị thằng De la Tour nẹt.
Thái Hoàng Minh mất ăn đâm bực. Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm, vậy thì tội gì ở đây mà chịu chết. Trước tình thế như vậy, họ Thái nghĩ ra một kế: tự bắn vào cánh tay mình rồi xin dượng rể cho qua Pháp điều trị.
Chuyện bịp trẻ con đó làm sao qua mắt được cáo già nhưng Bảy Viễn nghĩ tình dượng cháu, chấp nhận cho Thái Hoàng Minh qua Pháp điều trị và chỉ định con mình là thiếu tá Lê Paul thay Thái Hoàng Minh.
Họ Thái thở phào nhẹ nhõm: đã trút được gánh nặng lại còn được sang Pháp du hí bằng tiền bán củi trước đây.

Phải mất ba năm, đường 15 mới được giải tỏa.
De la Tour mừng rỡ tổ chức trọng thể lễ giải tỏa lộ 15 và ngay buổi chiều hôm ấy Pháp tổ chức một đoàn xe du lịch xuống Vũng Tàu nghỉ cuối tuần. Thành phố Vũng Tàu lâu nay êm ả như một làng chài, nay bỗng tưng bửng nghênh đón đoàn du khách toàn tai to mặt lớn Tây có, ta có và một số phú thương người Hoa lâu nay "kẹt giò" trong thành phố Sài Gòn. Ði tắm biển cuối tuần là thú vui của đám tư sản có chút ít văn hóa Pháp.
Không có Tư Thiên làm cố vấn kinh tài thì đã có bà vợ biết làm ăn - đó là bà Lúa, con gái "rượu" của ông Hội đồng Ðống.
- Du khách tới Vũng Tàu rần rần, mình có sáng kiến này, ông nghe coi được không?
- Sáng kiến gì ?
- Mình sang vài cái khách sạn ngoài đó, tân trang lại để đón khách.
Bảy Viễn gật:
- Hay. Ý hay. Còn gì nữa không?
- Còn nữa. Mình nên mua xe đò, đưa khách Sài Gòn -Vũng Tàu. Ai đi xe của mình, khỏi phải xuống ở bến xe rồi đi xích lô tới khách sạn.
Bảy Viễn ôm đầu bà Lúa:
- Một nhà kinh tài lỗi lạc sống kế bên mà lâu nay mình không biết. Hay, hay ? Tôi giao cho bà hai việc đó: mở khách sạn ở Vũng Tàu và lập hãng xe đò chở khách từ Sài Gòn ra.

Một tháng sau, du khách thấy trương bảng hiệu "Khách sạn Hòa Bình" giữa trung tâm Vũng Tàu. Du khách Sài Gòn đi xe đò Nghĩa Hiệp được đầy đủ tiện nghi hơn các hãng xe khác và được chở ngay tới khách sạn Hòa Bình.



Ném đá giấu tay

Cặp bài trùng Mười Lực và Bảy Môn nghe Bảy Viễn nhắn bèn cùng nhau trốn về thành. Ở lại sợ "lão già râu kẽm" kiếm chuyện ám hại. Bảy Môn may mắn đi trót lọt, còn Mười Lực thì bị Tây bắt, phải ngồi trong bót Phú Xuân chờ Bảy Viễn cho người tới rước. Cả Mười Lực và Bảy Môn đều được Bảy Viễn tin tưởng giao công tác. Bọn lính kiểng Thái Hoàng Minh sợ mất quyền lợi kiếm cách nói xấu hai người.
Năm Tài cảnh giác, "sàm tấu" với ông Bảy:
- Coi chừng hai anh đó do trong kia đưa về đây "nằm vùng" đó ngài Ðại tá.
Bảy Viễn cười:
- Mầy đừng nói bậy ? Tố cáo phải trưng bằng chứng. Mầy làm sao biết hai anh này rành bằng tao ?
Năm Tài bị Bảy Viễn "bụm miệng" tức lắm, bèn chạy qua Phòng Nhì gợi ý nên "mượn" Mười Lực và Bảy Môn để khai thác tình hình trong khu.
Hôm sau Phòng Nhì gửi công văn qua Bảy Viễn xin mượn hai cán bộ Việt Minh vừa bỏ khu về với Ðại tá tư lệnh Bình Xuyên.
Bảy Viễn tức lắm nhưng cũng phải chịu:
- Hai anh cứ qua đó, ehlêu tôi sẽ cho xe tới rước về .
Sĩ quan điều tra Phòng Nhì thẩm vấn riêng từng người một. Bảy Môn và Mười Lực lựa lời mà khai báo những nơi đóng quân cũ, vì biết sau khi có người đào ngũ thì lập tức cơ quan phải di chuyển nơi khác.
Tới chiều, xe tới rước về đúng như Bảy Viễn hứa.
Vừa gặp Bảy Viễn, Mười Lực cự nự ngay:
- Tụi này về đây là tin tưởng anh đủ sức bao che, ai ngờ bị mấy thằng Tây đòi tới thẩm vấn, hạch hỏi lung tung.
Bảy Viễn cũng nổi nóng:
- Ð. mẹ, đây là cú "ném đá giấu tay" của thằng Năm Tài. Chính nó bày đặt ra vụ Phòng Nhì "mượn" hai anh. Mượn cái gì ? Con người chớ phải đồ vật đâu mà mượn ?
Biết Mười Lực buồn bực, đêm đó Bảy Viễn xách chai Martell tới:
- Mình biết hai anh buồn bực về chuyện vừa rồi. Mình có buồn bực gấp mười hai anh vì mình là Ðại tá tư lệnh Bình Xuyên mà không bảo lãnh cho hai anh được. Thật ra thì thằng Tây làm đúng luật . Nhưng người trong khu ra thành, chúng có quyền điều tra, đề phòng trong đó phái người về đây "nằm vùng". Mình tin hai anh, nhưng Phòng Nhì với mật thám thì cha vợ nó, nó cũng không tin.
Mười Lực cười lạt:
- Cha ruột chúng nó còn không tin, nói gì cha vợ ?
Nói tới vợ, Bảy Viễn bỗng đổi sắc mặt. Ðăm chiêu một lúc, y hỏi:
- Trong cuộc tảo thanh, mấy mẹ con thằng Hoảnh kẹt trong đó có bề gì không hả anh Mười ?
- Chị Bảy và mấy đứa nhỏ vẫn bình yên vô sự . Chuyện anh làm, ai lại bắt vợ con anh chịu.
Lúc đầu, chị Bảy tá túc với gia đình anh Năm Hà. Chừng Mười Trí cho người lên rước Ba Rùm về miền Tây thì chị Bảy cũng xin về dưới đó sống với vợ chồng Mười Trí.
Bảy Viễn gật đầu:
- Vậy thì tôi yên tâm. Mười Trí có gửi tôi một bài thơ hủy bỏ chuyện thề nguyền trên biển cả, nhưng tôi biết anh Mười là người bạn tốt vô cùng. Tuy không coi tôi là đồng chí, anh Mười vẫn vui lòng đùm bọc vợ con tôi.
Trong men rượu, Mười Lực vụt nói:
- Anh Bảy nhiều bà quá. Có khi nào anh Bảy tính sổ coi được bao nhiêu bà và bao nhiêu con không?
Bảy Viễn cười nói:
- Ít khi mình tính sổ như anh Mười nói. Nhân đây thử tính xem. Mình vốn là đa thê, tới nay có tới năm bà chính thức, không kể "chơi qua đường". Bà thứ nhất quê ở Cần Ðước, là mẹ hai đứa nhỏ, đứa lớn tên là Tính, đứa nhỏ tên Ðịnh. Bà Hai ở An Phú là mẹ của thằng Lê Paul. Còn bà Ba là mẹ của thằng Hoảnh (tên Tây là Vincent) với ba đứa em gái : bé Ba, bé Tư và bé Năm. Bà Tư là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống mình cưới sau ngày cướp chính quyền. Bà Năm là bà lấy sau khi về thành, gặp nhau trong gian hàng tài xỉu ở khu Ðại Thế Giới. Tính "bắt bò lạc", ai dè thành duyên nợ.
Mười Lực lắc dầu:
- Anh Bảy thâm quá. Không sợ nằm chuồng heo sao ?
Bảy Viễn cười:
- Dân mình thâm thúy thiệt ? "Một vợ nằm giường lèo, hai vợ nằm chèo queo, ba vợ nằm chuồng heo." Mình tới năm bà, biết nằm đâu đây, hả anh Mười ?
Không đợi Mười Lực đáp, Bảy Viễn nói tiếp:
- Ngủ chuồng heo là số phận dành cho mấy cha nghèo mà ham. Chớ còn mình thì đủ sức mua cho mỗi bà một ngôi nhà khang trang. Hai bà ở Cần Ðước và An Phú đã có nhà ở dưới quê. Má con thằng Hoảnh tá túc với gia đình Mười Trí. Còn hai bà sau thì mình mua cho mỗi bà một cái vi la...
Mười Lực trêu Bảy Viễn:
- Cũng may là đời nay không còn vua chúa. Nếu anh Bảy làm vua thì không kém Minh Mạng bao nhiêu đâu !
Bảy Viễn cười ha hả:
- Cha đó tới một trăm ấy chục bà xếp hạng từ chánh cung tới thứ phi. Mình có bài thuốc rượu của Minh Mạng, bửa nào mình đãi anh Mười để xem coi có đúng không?
- Ðúng cái gì ?
- Ðúng như lời loan truyền: "Nhất dạ ngũ giao sanh tứ tử" - một đêm ngủ năm bà sanh bốn con trai.
Mười Lực xô ghế đứng lên:
- Thôi đi cha? Mình có một bà mà còn ngất ngư đây ! Làm gì có tới năm bà để thử như ông vậy !
Nhờ rượu vào lời ra, nói chuyện tào lao mà Mười Lực tạm quên nỗi buồn của một người kháng chiến bỏ trốn về thành.



Tại sao sợ ông Năm ?

Nghe Bảy Viễn nói Năm Tài bày mưu cho Trung tá Savani "mượn" Mười Lực với Bảy Môn về điều tra, Mười Lực sôi máu anh chị lên. Anh quyết trừng trị Năm Tài cho nó biết "Mười Lực không phải dễ giởn mặt". Anh bàn với Bảy Môn.
Bảy Môn vẫn chậm rãi:
- Thằng Năm Tài xấc láo, nên cho nó một bài học. Nhưng mà khó đó nghe.
- Sao khó ? Nói coi ?
- Trên ông Bảy, dưới ông Năm. Không nghe binh sĩ nói hay sao?
- Ông Năm kệ mẹ ông Năm. Mình là ông Mười, tại sao sợ ông Năm ? Càng nói, Mười Lực càng nóng.
Mười Lực chưa kịp ra tay thì xảy ra một vụ khiêu khích khác mà Năm Tài đứng sau giật dây.
Ðối tượng cũng là Mười Lực.
Câu chuyện như sau:
Bảy Viễn làm một tiệc mừng hai bạn Bảy Môn và Mười Lực về với Bình Xuyên. Tiệc chỉ mời từ tiểu đội trưởng trở lên. Không biết ai sắp xếp chỗ ngồi mà Mười Lực lại ngồi đối diện với Savani, hai bên chỉ cách một với tay.
Qua vài tuần rượu, Savani giở giọng châm chọc hỏi Mười Lực :
- Giọng Tây nói tiếng Việt lơ lớ nghe dễ ghét:
- Ông Mười Lực về đây, tiệc tùng hoài hoài, Martell, Cognac uống thay nước lạnh, ông có còn tính trở vô khu nữa không?
Mười Lực tái mặt. Rõ ràng là thằng trùm Phòng Nhì này khiêu khích anh đây. Anh đứng bật dậy, xô ghế ra xa, nhìn thẳng vô mặt Savani và nói như hét:
- Tôi về thành vì những I.ý do riêng của tôi, nhưng dứt khoát không phải vì tiệc tùng có Martell, Cognac như ông Trung tá nói. ông Trung tá nên bỏ tánh khinh người đó đi ! Mười Lực này là người Việt Nam, nhưng khi cần bảo vệ danh dự của mình, Mười Lực cũng dám "harakiri" như người Nhật.
Vừa nói, anh vạch nghe áo, chụp con dao trên bàn đưa lên.
Bảy Môn ngồi kế bên vội chụp con dao lại.
Mọi người trong bàn tiệc giật mình sửng sốt trước phản ứng dữ dội của Mười Lực.
Savani cũng bất ngờ, vội phân bua:
- Tôi chỉ nói đùa thôi, không ngờ ông Mười Lực chạm tự ái. Vậy tôi xin lỗi ông Mười .
Hắn đưa cốc rượu lên cho Mười Lực chạm để làm lành, nhưng anh làm lơ.
- Ðùa cái gì kỳ cục vậy ? Nói trên đầu cha người ta rồi thôi sao?
Mười Lực xô ghế bỏ ra.
Bảy Môn chạy theo:
- Anh Mười, nguội lại đi ! Nên nhớ hai đứa mình là khách quý của tiệc vui này. Anh bỏ đi là anh Bảy buồn lắm đó !
Trong khi Bảy Môn níu kéo Mười Lực thì Năm Tài tới nói nhỏ gì đó với Bảy Viễn, nhưng Bảy Viễn nạt:
- Mày im đi ! Tại thằng sếp của mày xấc láo nên Mười Lực mới nổi ôn lên. Mày về chỗ ngồi di ! Không có gì đâu !
Bảy Viễn vỗ tay khi Bảy Môn kéo Mười Lực trở lại chỗ cũ. Tiệc lại tiếp tục nhưng mất vui.
Bảy Viễn cho dàn nhạc tấu lên vài bản giật gân để xua không khí lạnh nhạt do cuộc đấu lý gây ra.
Ðêm đó, Mười Lực ở lại sau cùng để hỏi Bảy Viễn:
- Ai xếp đặt chỗ ngồi vậy? Có phải thằng Tài không? Nó đã bày kế cho thằng Savani mượn tôi với Bảy Môn để điều tra như mấy thằng đào ngũ, rồi còn tính mượn lưỡi thằng Savam mắng mỏ tôi nữa. Có phải nó không anh Bảy?
Bảy Viễn đưa Mười Lực ra hồ sấu tâm tình:
- Ðúng là nó lo mọi thứ trong tiệc vui hôm nay. Mình không biết nó có ý đồ gì khi để hai người ngồi đối diện nhau.
Nó nói gì với anh khi tôi nẹt thằng sếp của nó ? Có phải nó biểu anh rầy tôi không?
- Thôi, bỏ quá đi anh Mười. Chấp nhất làm chi thằng đó.
Mười Lực lắc đầu:
- Không! Tôi không thể bỏ qua được đâu? Nó làm nhục tôi hai lần rồi. Tôi phải trị nó mới được.

Sòng bạc Kim Chung đêm nay đông khách đỏ đen. Lính Bình Xuyên vừa lãnh tiền là tới đây thử thời vận .
Ðang lúc buồn phiền, Mười Lực cũng tới đây chơi.
Bảy Viễn nghe Năm Tài báo cáo về nạn cờ bạc trong quân đội Bình Xuyên, thấy trước các hậu quả tai hại nên ra lệnh cấm. Ai bị bất tại trận sẽ bị kỷ luật. Chính Năm Tài làm trưởng ban kỷ luật .
Một đêm, Mười Lực đang chơi đề thì một binh sĩ chạy tới nói nhỏ:
- Ông Năm tới, ông Mười ơi ?
Mười Lực ngó lên thấy Năm Tài đang xăm xăm đi tới. Anh mỉm cười nói với thằng lính:
- Ông Năm kệ mẹ ông Năm. Tao là ông Mười, tại sao lại sợ ông Năm ?
Và nhanh như chớp, trong đầu anh lóe ra ý dỗ "ăn miếng trả miếng" Năm Tài. Anh làm như mải mê ăn thua, không quan tâm tới bất kỳ ai.
Năm Tài tới kế bên, vỗ vai Mười Lực:
- Tôi bắt được tại trận...
Ðúng lúc đó, Mười Lực thúc mạnh cùi chỏ vào hông Năm Tài. Hắn kêu một tiếng "hự" rồi cúi xuống ôm hông. Mười Lực đóng kịch thật tài:
- Trời ơi, ông Năm ? Tôi tưởng thằng lính nào hết tiền tới hỏi mượn... Ðang ăn thua mà...
Năm Tài ôm hông thật lâu, chừng bớt đau mới lủi thủi ra về. Từ dó hắn ta tránh xa Mười Lực.



Thiếu Tướng Bảy Viễn

Giải tỏa được con lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu vào năm 1951, tướng Bondis, Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam vui mừng vô kể.
Vì việc giải tỏa con đường quan trọng này khởi sự từ năm 1949 dưới thời tướng De la Tour, kéo dài qua thời tướng Chanson và hoàn thành thời tướng Bondis - một công trình kéo dài đến ba nhiệm kỳ trong ba năm.
Tướng Bondis liền phong Bảy Viễn lên cấp bậc Thiếu tướng để tưởng thưởng công trận.
Chưa lúc nào Bảy Viễn yêu đời như lúc này. Một tay giang hồ nhiều lần vào tù ra khám, ba lần vượt ngục từ Côn Ðảo về đất liền mà nay mang hai sao quân đội Pháp, thật nằm mơ cũng không thấy được. Lên tướng, dưới trướng có ba tiểu đoàn giao cho tay chân thân tín, Bảy Viễn chỉ có việc chiều chiều xuống phòng tài chính xem các cô thu
ngân đếm bạc, ghim thành xấp cho vào tủ sắt.
Một đêm đi cao lâu, Bảy Viễn gặp lại ân nhân thời xa xưa, lúc mới mãn tù nghèo đói lang thang.
Ðó là Huỳnh Ðại - một thương gia Hoa kiều có máu Mạnh thường quân trước đây đã từng cứu mạng Bảy Viễn.
Lai lịch của Huỳnh Ðại rất giống tỉ phú Húi Bon Hoa - thường dược gọi là chú Hỏa. Dân Sài Gòn biết tòa lâu đài nguy nga cửa chú Hỏa tại Chợ Cũ chỉ kém dinh Toàn quyền một chút.
Huỳnh Ðại cũng xuất thân từ Quảng Ðông (gốc Tiều) sang Sài Gòn với chiếc đòn gánh và hai cái thúng, cả ngày lặn lội mua ve chai sinh sống. Có chút vốn, anh ta chuyển sang bán kẹo bánh trước các trường học. Lần hồi làm ăn khắm khá, mở quán cà phê hủ tíu vùng ngoại ô, dọc kênh Tàu Hủ. Chính lúc đó, Bảy Viễn được Huỳnh Ðại cưu
mang.
Khi Bảy Viễn gặp lại Huỳnh Ðại thì ân nhân cũ giờ là chủ nhân tửu lầu Ðại La Thiên sang trọng vào hàng nhất nhì Chợ Lớn. Bảy Viễn vui mừng bắt tay, ôm vai Huỳnh Ðại:
- Mạnh thường quân của tớ đây. Gặp lại ông, tôi nhớ truyện Tàu quá.
Huỳnh Ðại cười:
- Thiếu tướng muốn nhắc chuyện Hàn Tín với Phiếu Mẫu phải không? Ăn cơm mới, chớ nhắc chuyện cũ , Rất mừng chú em được vinh quy bái tổ .
Huỳnh Ðại sai phổ ky mang sâm banh, đích thân khui cho nổ thật to để mừng ngày tái ngộ.
Nâng ly rượu lên, ông nói:
- Sau mùa thu 45, mình có theo dõi công việc làm của chú em. Chi đội trưởng Chi đội 9, rồi Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên, rồi Khu bộ phó, Khu bộ trưởng Chiến khu 7. Bây giờ về thành làm Ðại tá rồi lên tướng. Ðúng là cái số chú em đỏ quá.
Bảy Viễn cụng ly Huỳnh Ðại cười nói:
- Mình cũng chúc mừng đại ca làm ăn phát tài, từ chủ tiệm hủ tíu ở kênh Tàu Hủ thẳng tiến chủ nhân đại tửu lầu Ðại La Thiên.
Trong tiệc rượu, Huỳnh Ðại gợi ý làm ăn:
- Chức tướng coi thật oai nhưng không ngon bằng nhà kinh doanh. Mình khuyên chú em nên nhân lúc có chức có quyền nhảy ra thương trường, mau phát tài hơn.
Bảy Viễn cười lớn:
- Với Ðại Thế Giới, môi ngày vô két nửa triệu bạc là đủ rồi. Ðại ca còn bày vẽ chi cho thêm mệt !
Huỳnh Ðại cười:
- Chuyện làm ăn, gặp thời là phải bung ra. Nên nhớ đời người chỉ có một thời. Cái thời tới với mình chỉ có hạn. Mình phải biết tận dụng tối đa.
- Ðại ca muốn đệ làm gì đây ?
- Mình phải biết nhìn xa trông rộng. Với số vốn bạc triệu bạc tỉ, chú em nên lập nhà băng, mua bán bất động sản, một vốn bốn lời, hãy noi gương chú Hỏa. Phân nửa phố xá Sài Gòn Chợ Lớn là của ổng đó.
Bảy Viễn sáng mắt ra:
- Ý đại ca rất hay. Mình sẽ về suy nghĩ thêm.
Rồi bật cười, che miệng nói nhỏ vào tai Huỳnh Ðại:
- Ðại ca nói khiến mình nhớ cái câu của mấy ông già xưa: Hũ vàng chôn không bằng cái con heo nái". Tiền vàng đem gửi ngân hàng không sanh lợi bằng đem ra kinh doanh.
Huỳnh Ðại đập bàn tay lên vai Bảy Viễn:
- Chú mày tánh nào tật nấy ăn mặn uống đậm ?
Bảy Viễn thích thú:
- Thì ở đời có cái gì quý hơn cái đó. Người Hoa có nếp nghĩ mình rất chịu. Ðến dự tiệc mừng người bạn làm ăn phát đạt, người ta thường nói nhỏ vào tai nhau: "Nị phát tài, tiền nhiều xài sao cho hết. Cưới vợ bé đi ! " .
Huỳnh Ðại trở lại giọng nghiêm nghị:
- Mình chỉ cách cho chú em làm ăn. Nhưng trước hết phải kiếm người đở đầu. Có bao giờ chú em liên hệ với cựu hoàng Bảo Ðại, nay là Quốc trường chưa ?
Bảy Viễn giật mình:
- Chưa! Mình chưa hề nghĩ tới chuyện đó. Người ta ở trên cao, làm sao mình với tới.
Huỳnh Ðại cười hóm hỉnh:
- Cao thì cao, ông ta cũng vẫn cần tiền.
-Chuyện đó dã có nhà nước Pháp cấp lương bổng cho ông ta.
Huỳnh Ðại:
- Một người quen ăn xài như vua, lương bổng bao nhiêu cho đủ. Nghe mình nói đây. Chú mày nên trích một số tiền hoa lợi hàng tháng gửi cho cựu hoàng gọi là giúp quỹ xã hội. Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Sách có chữ "thọ tài như thọ tiễn". Cựu hoàng nhận tiền của chú mày ắt sẽ có cách báo đáp xứng đáng. Chú mày chỉ cần ông ta đứng ra làm cái lọng che chắn để làm ăn lớn.
Bảy Viễn gật lia:
- Hay, hay ? Ðại ca thật giỏi tâm lý . Từ nay tôi tôn đại ca làm sư phụ... Mình sẽ nghe lời khuyên đó.