Sạc pin điện thoại

Hiện vẫn có nhiều email và webpage nói về “10 sai lầm khi sạc điện thoại cần từ bỏ ngay”. Huỳnh Chiêu Đẳng phân tích về bài chỉ dẫn “charge” phone như sau. ·

 

Sạc điện thoại tưởng chừng là việc đơn giản ai cũng có thể làm được tuy nhiên trong thực tế ai cũng có 1 số sai lầm khi làm việc này. Theo đó có tới 10 lỗi thường thấy nhất mà chúng ta nên từ bỏ. Dưới đây là những thông tin cụ thể.

1/ Luôn cắm sạc điện thoại ở ổ cắm điện

Bộ sạc liên tục hút điện ở ổ cắm điện, ngay cả khi không sạc điện thoại là một nguyên nhân khiến cho hóa đơn tiền điện tăng lên.
Thêm vào đó, biến áp của bộ sạc giải phóng nhiệt rồi tích tụ lại từ từ khiến dễ gây cháy đồ vật ở gần, hoặc nếu không khí trong phòng ẩm, nó có thể chập mạch gây cháy. Vì vậy, mỗi lần sạc điện thoại xong, bạn nên rút bộ sạc ra khỏi ổ điện.

HCD: Thưa rằng có tốn điện, nhưng cái charger cắm vào ổ điện quanh năm chỉ tốn thêm chừng vài chục xu điện là cùng. Tác giả không rành mấy về độ ăn điện của mỗi món đồ gia dụng chạy điện. Hai nữa thì nó chẳng ăn bao nhiêu điện cả, nên không có chuyện phát nhiệt đến độ gây hỏa hoạn. Nhiệt đâu có tích trử dần dần như hứng nước vào thao. Nhiệt tỏa ra ngoài y như hứng nước vào cái rây.
Nói vậy y như nói đốt cây nhang hay cây đèn cầy để trên bàn gổ, nhiệt tích lủy sẽ làm cháy cái bàn và cháy nhà, nghe coi xuôi tai và đúng thật tế không. Cái charger để cả ngày cũng không nóng như lửa cây đèn cầy.
Không có chuyện gây cháy đâu. TV cắm quanh năm, đâu có gây cháy nhà. Máy computer desktop cắm điện quanh năm có cháy không.

 

2/ Sạc pin đến 100%

Bạn sạc pin điện thoại đến 100%, sẽ làm giảm tuổi thọ của pin. Điều này là do pin đều có số chu kỳ sạc cụ thể. Nếu bạn luôn sạc đến 100% thì sẽ nhanh hết chu kỳ sạc hơn. Nguyên tắc chung là sạc đầy pin mỗi tháng một lần và cứ giữ pin ở mức từ 20% đến 80%.

HCD: Chuyện nầy cũng có, nhưng không ảnh hưởng tới tuổi thọ của battery bao nhiêu đâu, vì đa số charger vào cường độ khá nhỏ (chậm). Còn với cell phone charger nhanh thì các nhà chế tạo đã dự trù rồi. Thường người ta xài điện thoại chừ hai ba năm là thấy muốn mua cái khác vì lỗi thời. Trong ba năm đó battery chưa “giảm sức chứa nhiều đâu”. Pin của xe Tesla cũng là loại dùng cho máy cầm tay, bền tới 10 năm (bảo đãm 10 năm). Ít ai xài cell phone tới 10 năm không đổi.
Nếu mua cái cell phone của hãng A về xài có 1 năm hư pin, còn mua của hãng B về xài được 3 năm thì làm sao hãng A sống còn được. Tuy cell phone bảo 100% đầy nhưng thực tế thì hãng sản xuất đã chỉnh cho sức chứa điện nằm ở độ tốt nhất cho pin.
Khỏi cần ngồi canh chừng tới 80% để rút giây.

 

3/ Để cạn sạch pin mới cắm sạc

Để pin về 0% là rất nguy hại. Vì pin lithium hoạt động theo chu kỳ sạc. Nếu bạn để pin cạn sạch, nghĩa là bạn đang từng bước làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

HCD: Tôi không hiểu tác giả nói gì, tuy nhiên khi một viên pin Lithium-Ion có điện tích xuống tới 3 Volts thì nó dừng lại không phát điện ra nữa. Lúc đó máy báo hết điện, kể cả tablet hay cell phone hay desktop…Thỉnh thoảng hết điện cũng chẳng tai hại chi. Battery máy cầm tay có mạch điện tử bảo vệ, giữ không cho quá nóng, không cho điện thế xuống dưới 3 Volts.

 

4/ Sạc điện thoại qua đêm

10 lỗi sai chúng ta hay mắc khi sạc điện thoại: Cần từ bỏ càng sớm càng tốt! – Ảnh 5.
Nếu bạn để điện thoại sạc suốt đêm, sẽ gây lãng phí điện và sẽ thành sạc pin nhiều hơn mức cần thiết, làm giảm chu kỳ sạc của pin. Bên cạnh đó, cắm sạc qua đêm làm cho điện thoại quá nóng.

HCD: Sai, mạch bảo vể battery sẽ cúp điện charge vào khi điện thế của cục pin lên tới 4.3 Volts, và cúp điện phát ra khi điện thế xuống tới 3 Volts. Không có chuyện charge dư được đâu. Khi đầy thì cường độ điện charge vào không còn đáng kể nữa, không có chuyện nóng cái cell phone. Nó chỉ nóng khi đang charge với nhóm cell phone có khả năng charge nhanh. Tối về cắm điện charge đi ngủ, sáng dậy rút điện chẳng cần ngồi canh đâu.
Hãng nào làm điện thoại hay làm xe chạy điện khi charge phải ngồi canh thì làm sao cạnh tranh được với hãng khác. Xe chạy điện như Tesla hay cell phone hay tablet đều xài pin Lithium-Ion. Không ai charge xe Tesla mà ngồi canh chừng cả đêm chờ đầy thì rút điện. Chuyện charge điện dễ ợt vẩy mà chiếc xe không tự lo được thì làm sao nó chạy AutoPilot cho được.Cell phone hiện giờ cho phép người dùng giới hạn số phần trăm tối đa khi charge. Thí dụ set charge tới 80% sức chứa của battery thì dừng. Mới có vài năm nay.

 

5/ Dùng điện thoại trong khi sạc

Bạn không nên tiêu hao pin của điện thoại khi đang nạp điện vào làm cho pin hoạt động quá mức để thực hiện 2 việc cùng một lúc.
Nếu lúc sạc có cuộc gọi thì bạn nên rút điện thoại (và bộ sạc ra khỏi ổ cắm) để dùng xong rồi cắm lại.

HCD: Không sao cả, vừa charge vừa nói chuyện chẳng chết ai. Không lẽ cái laptop đang charge điện không xài được hay sao. Nhiều người cắm cái charge liên tục quanh năm cho máy laptop có sao đâu. Tác giả viết hàng trên coi bộ chẳng biết chi về mạch điện tử lo vụ charge pin cả. Mạch điện tử được chế tạo để nầy canh mấy thứ căn bản là không cho nhiệt độ pin lên cao, không cho cường độ điện chay vào lên cao hơn qui định, không cho điện thế lên cao trên 4,3 Volts cho một cell, ngăn ngừa chập mạch…Cho nên những chuyện nầy không xảy ra đâu.
Nhiều ba con ta tin vào điều thứ 5 của tác giả nầy nên không dám xài điện thoại khi charger. Tôi hỏi thế sao những vị nầy vẫn xài laptop trong khi đang charge.

6/ Cắm sạc điện thoại khi còn trên 20% pin

Sạc điện thoại liên tục là sai, vì khiến tuổi thọ của pin giảm đi. Tốt nhất là chỉ sạc pin khi còn dưới 20% nhưng trên 5%.

HCD: Bàn rồi bên trên.

 

7/ Cắm sạc pin mà để nguyên ốp lưng điện thoại

Các bạn cần nhớ “nhiệt độ là kẻ thù của pin”. Nếu bạn sạc điện thoại mà vẫn đeo ốp lưng thì coi như giữ lại nhiệt lượng sinh ra trong khi sạc khiến pin và các linh kiện bên trong điện thoại bị nóng lên. Cho nên, trước khi sạc điện thoại, bạn hãy tháo ốp lưng điện thoại ra để pin “thở”.

HCD: Mệt quá, không lẽ mỗi lần charge mỗi lần lấy cái vỏ bọc ra sao bất tiện quá vậy, thế còn cái mạch điện bảo vệ không cho nhiệt độ lên quá qui địng đã bỏ đi uống cà phê ở đâu rồi.
Xe chạy điện đậu ngoài nắng, tự nó giữ nhiệu độ bên trong sao cho không nóng quá mức qui định (thường 105 độ F). Còn khi đậu nơi băng giá thì nó giữ nhiệt độ không quá lạnh làm hư battery. Cái cell phone hay máy cầm tay cũng vậy. Nóng đến độ nào đó nó cúp. Computer cũng vậy, nóng quá mức là tự shut off. Chuyện nầy có ba bốn mươi năm nay mà tác giả không biết.

 

8/ Sử dụng bộ sạc rẻ tiền

Mỗi điện thoại đều có bộ sạc tương thích không nên thay thế bằng bộ sạc của thương hiệu khác hoặc bộ sạc dành cho kiểu máy khác. Nếu bạn không sử dụng bộ sạc phù hợp thì công suất năng lượng truyền đến pin có thể quá nhiều hoặc quá ít, dẫn đến quá nóng hoặc sạc chậm.
Bạn chỉ nên dùng bộ sạc bán kèm điện thoại. Nếu bạn đã làm hỏng hoặc mất nó, bạn nên mua cái khác cùng loại của chính hãng sản xuất. Không nên mua hàng nhái rẻ tiền, sẽ không đảm bảo an toàn khi sạc.

HCD: Chỉ sợ đồ “ma de in chai na » thôi. Nhưng giờ đây China cũng đã khá tiến bộ về kiểm phẩm rồi. Tác giả không biết là hiện giờ cell phone và một số máy cầm tay như tablet không bán kèm theo cái charger trong hộp. Hai hãng chánh là Apple và Samsung đã không bán kèm theo cái charger nữa.

 

9/ Sử dụng các ứng dụng miễn phí theo dõi pin

Các ứng dụng miễn phí nguồn gốc không rõ ràng theo dõi hiệu suất của pin, nhưng không được các nhà sản xuất điện thoại thông minh xếp hạng có thể khiến pin nhanh cạn kiệt và tải quảng cáo không mong muốn xuống điện thoại của bạn.
Trước khi sử dụng ứng dụng nào đó, bạn hãy để ý tìm hiểu nguồn gốc của nó xem nó có đáng tin cậy không.

HCD: Tôi không dùng nên không có ý kiến

 

10/ Sạc điện thoại bằng laptop

Có thể sạc điện thoại bằng laptop, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn so với sử dụng ổ cắm điện thông thường và không thể dùng chức năng sạc nhanh. Nếu bạn muốn sạc nhanh thì chỉ có cách cắm bộ sạc của nó vào ổ điện.

HCD: USB 2 chỉ phát đến cường độ 0,500A (500mA, nên charge khá chậm so với tiêu chuẩn cell phone hiện giờ). USB 3 phátt ra cường độ trên 2A. Nếu laptop hay desktop có USB3 thì nên cấm vào đó nó cũng charge nhanh.