Lực lượng đi làm và ăn bám ở Việt Nam

 

 

1/ Dân số – Việt Nam có 92 triệu dân, xếp thứ 14 trên thế giới và chiếm 1.29% của tổng dân số thế giới.

2/ Diện tích – Việt Nam có 330.000 km2, xếp thứ 74 trên thế giới.

3/ Độ phổ biến của tiếng Việt – có 95 triệu người nói tiếng Việt, xếp thứ 16 trên thế giới.

4/ Lực lượng lao động – Việt Nam có tầm 57 triệu người trong độ tuổi lao động, xếp trên dưới 13-15 trên thế giới.

Lực lượng nhân sự, lao động và chất xám của Việt Nam:

1/ Việt Nam có tầm 92 triệu người.

2/ Trong 92 triệu người đó, tuổi 0-14 chiếm 24.3% ( 22.356 triệu).

3/ 15-24 tuổi chiếm 17.8% (16.376 triệu).

4/ 25-54 tuổi chiếm 44.8% (41.216 triệu).

5/ 55-64 tuổi chiếm 7.4% (6.8 triệu) .

6/ 65 tuổi trở lên chiếm 5.7% (5.244 triệu).

7/ Tính bình quân đơn giản, lấy phần tuổi lao động (vừa làm vừa học, lao động bán thời gian cũng như toàn thời gian) 15-54 tuổi, nghĩa là hiện tại Việt nam có tầm (16.376 triệu + 41.216 triệu) 57.592 triệu người trong độ tuổi lao động. Tính đơn giản là 57 triệu, chiếm 62% dân số.

Lực lượng sản xuất và ăn bám:

1- Việt Nam có 57 triệu người trong lực lượng lao động.

2- Việt Nam có 11 triệu người ăn lương biên chế nhà nước. Biên chế nhà nước ở đây là biên chế Trung Ương và Tỉnh trong bộ hành chính như Ủy Ban, Sở, Bộ. Chưa tính biên chế Công An, Quốc Phòng (Quân Đội) và các doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh quốc tế và bán tư nhân (chiếm 19.2% của lực lượng lao động).

3- Trong biên chế Công An (bao gồm An Ninh Mạnh, Cảnh Sát Giáo Thông, Công An Nhân Dân, Cảnh Sát Cơ Động, Cảnh Sát Trật Tự) thì có tầm 5 triệu người làm toàn thời gian và bán thời gian, chiếm 8.77% của lực lượng lao động.

4- Trong biên chế Quốc Phòng (Quân Đội, Hải Quân, Không Quân) thì có tầm 5 triệu người, gồm lính và sĩ quan, chiếm 8.77% của lực lượng lao động.

5- Trong biên chế của các công ty quốc doanh (như Petrol Việt Nam, BKAV, VTV, Viettel) thì ước tính có trên dưới 3 triệu người, chiếm 5.26%.

6- Tổng cộng, trong lực lượng 57 triệu người của Việt Nam, có 24 triệu người làm cho chính phủ, nghĩa là ăn bám ngân sách của nhân dân, chiếm 42%.

7- Nghĩa là số lượng người đi làm, sản xuất sản phẩm hay dịch vụ cho xã hội chỉ chiếm 48% hoặc 27.36 triệu người.

8- Nghĩa là gần phân nửa lực lượng lao động ở Việt Nam đang sản xuất, còn phân nửa kia thì ăn bám phân nửa đang sản xuất.

9- Nghĩa là bạn làm 1 ổ bánh mì thì có 1 người khác ăn hết phân nửa ổ bánh mì của bạn.

Chưa hết. Nếu Việt Nam chỉ có 27.36 triệu người sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ thật sự trong tổng dân số 92 triệu, thì có nghĩa là:

1/Số người đi làm thật sự chỉ chiếm 29.73% trong dân số 92 triệu.

2/Nghĩa là 1 người Việt Nam đi làm phải trực tiếp nuôi 2 người (1 người trong biên chế và 1 người ngoài như gia đình người thân).

Kết luận: Giờ nói ngắn gọn vầy. Ở Việt Nam, cứ 1 người đi làm, thì có 1 người trong biên chế nhà nước ăn bám 1 người đó, và 1 người đi làm đó phải nuôi thêm 1 người nữa như người thân gia đình. Nghĩa là bạn làm 1 ổ bánh mì, thì bạn phải chia 2/3 ở bánh mì đó để nuôi trực tiếp và gián tiếp 2 người còn lại. Giờ bạn hiểu tại sao bạn đi làm hoài mà lương không tăng, không ngốc đầu lên được. Vì bạn vừa đi làm vừa phải cõng 2 người trên lưng.

Nói gọn lại lần nữa là: ở Việt Nam cứ 1 người đi làm thì có 1 người ăn bám.