Người gốc Á trong Lịch Sử Hoa Kỳ

by YouTuber Beau of Fifth Column

Phỏng dịch: Minh Phượng

 

(Chú thích: Trong lúc nghe Beau nói, Phượng có nghiên cứu thêm một số dữ kiện lịch sử và có cho thêm những link đó vào trong bài viết này. Và để cho rõ thêm vấn đề, Phượng cũng có cho vào ngoặc đơn những chú thích, chữ nghiêng , đã được kiểm chứng trong lịch sử )

Chào quý vị trên mạng. Beau đây! Và hôm nay chúng ta sẽ nói về một chuyện cũ. Có điều không biết sao chúng ta cứ giả bộ như đây là điều gì mới mẻ lắm vậy! Vì đây là chuyện đã nằm sâu vào từng mối dây kết cấu nên xã hội HK. Thế nhưng tôi vẫn tiếp tục nghe họ nói rằng điều đó không nói lên con người HK của chúng ta! Nhưng lịch sử HK thì lại rất khác. Có một câu chuyện khác nữa về điều này. Có người cho rằng Trump đã tạo ra nó. Không phải vậy! Trump không tạo ra nó mà ông ta lợi dụng nó, dựa vào nó,tận dụng và khai thác nó để duy trì ảnh hưởng, khiến người theo ông ta có đối tượng để khinh khi, y như cách mà các chính trị gia đã làm trong suốt phần lớn lịch sử nước Mỹ. Tuy Trump không phải là người sáng lập ra chuyện kỳ thị nhưng là kẻ chịu trách nhiệm cho sự kỳ thị gia tăng gần đây trong việc chống và ghét người Á châu ở HK.

Tôi nghĩ đa số người người dân HK biết về trại giam , cách biệt người Nhật sau trận Trân Châu Cảng (TCC). Và tôi tin rằng nếu họ có chút suy nghĩ, họ cũng phải thấy rằng trong suốt hầu hết thế kỷ 20 HK đã cố gắng tuyên truyền, một cách có hệ thống, sự thù ghét, nghi kỵ, chống lại người châu Á. Đó là vì trong chiến tranh, chúng ta không muốn xem “kẻ địch” là người. Ngay sau TCC, HK tham chiến vào thế chiến thứ hai, kế tiếp là Đại Hàn, rồi đến chiến tranh Việt Nam. Tôi nghĩ chúng ta đã nhận ra điều đó. Nhưng tôi không chắc mọi người có biết cái hệ thống chuyên quỷ quái hoá kẻ thù trong lịch sử HK đã có từ lâu.

Nay tôi xin lược trình bày một số dữ kiện, chỉ gồm khoảng 10 % những gì đã xảy ra, về nạn kỳ thị người châu Á cần được biết đến, để chứng minh cái hệ thống và những tác động thường xuyên đã xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử HK.

Sử sách có ghi lại rằng trước khi Bắc Mỹ trở thành HK, ngoài người da đỏ, gốc từ Á châu, vào năm 1763, đã có những người Á châu đầu tiên đến, khi họ nhảy thoát ra khỏi chiến thuyền của Tây Ban Nha tại bờ biển vùng New Orleans. Lúc đầu con số người Á lúc đầu rất ít. Nó chỉ bắt đầu tăng lên sau năm 1848 khi vàng được khám phá ra bên California.

Những người Á châu, (đa số là người Tàu) này đã được đưa đến, được dùng làm thợ đi kiếm vàng. Hầu hết sự hào hứng, hăng say khai thác vàng là từ California và hai năm sau khi họ đến, thì thượng tầng cơ sở của chính phủ đã dùng mọi cách để gọi họ là “kẻ khác’ , thuộc giống người hèn kém hơn so với người da trắng.

Trước hết, vào năm 1850, họ phải trả thuế người “nước ngoài” nếu muốn hành nghề đào mỏ vàng. Luật thuế này được dùng để chống lại người Tàu và là một cái thuế mà họ phải đóng, không chỉ một lần, hai lần hoặc ba lần, mà là rất nhiều lần. Mỗi lần có người muốn chèn ép, dìm họ dẹp xuống, và lấy đi tất cả những gì họ tạo ra được, thì thuế lại được đánh lên đầu họ, chỉ họ bị thôi.

Năm 1852, khi người Tàu đến California, thì luật thuế này trở thành cái sức mạnh có hệ thống, được tận dụng để bảo vệ quyền lợi của người da trắng

People v. Hall (1854) – Năm 1854, trong một vụ án giết người, sát thủ là một người da trắng, có một người Tàu chứng kiến, nhưng rồi ông ta không được làm chứng vì Tối Cao Pháp Viện tại CA đã phán rằng tất cả người Tàu sẽ bị cấm làm chứng, vì giống Á Châu không đủ khả năng và sự thông minh để suy xét.

Năm 1859, trẻ em Tàu không được đi học trong trường da trắng ở San Francisco. Điều này nghe rất là quen nếu bạn đến từ miền nam vì cùng là một sách. Tất cả đều cùng một vở tuồng, ép người Tàu phải sống tách biệt, tận dụng khai thác sức lao động của họ và bằng mọi cách.

Cái hệ thống ấy được lập ra để cho thấy là họ kém xa, không thể nào ngang hàng vì họ là “kẻ lạ, người ngoài”. Năm 1862, lại có thêm thuế cảnh sát, 2.50 $ mỗi tháng cho mỗi đầu người Tàu. Có lẽ để bù đắp chi phí khi cần có sự can thiệp của cảnh sát, vì trong thập niên 1870 có rất nhiều những vụ hành hung chống người Tàu.

Ví dụ diển hình là ở Los Angeles, vào ngày 23 tháng 10 năm 1871, một người da trắng đã vô tình bị bắn chết khi hai nhóm người Tàu đang bắn nhau. Hôm sau, 24 tháng 10 năm 1871, 500 người da trắng đã cùng kéo đến chinatown, và giết 19 người Tàu  (10%ân số người Tàu nơi đó, lúc ấy) để trả thù . (Xin nói thêm là trong số những người bị giết có một bác sĩ rất được kính trọng tại Chinatown,và chỉ có 1 trong số 19 người tàu bị giết là có liên quan đến việc bắn lộ, khiến người da trắng bị giết). Chỉ có tám người, trong số hơn 500, bị kết tội. Nhưng rồi họ kháng án, và Tối Cao Pháp Viện đã lật ngược bản án, tha bổng cả 8 người. Ấy là vì,vào thời điểm đó, hệ thống tư pháp bên CA cũng giống y như những hệ thống tư pháp ở miền Nam.

Năm 1875, thêm một luật được đưa ra: không cho, cấm triệt bất cứ người lao động nào có dòng máu “Mông Cổ” đến từ Á châu được nhập cảnh. Và nếu họ đến, là đã phạm tội đại hình.

Năm 1879, một bản hiến pháp California mới được soạn ra, cấm chỉ các thành phố, không được mướn, thuê người Tàu. Đến giai đoạn này thì người Tàu bắt đầu có vẻ như đang muốn tạo dựng một cộng đồng thực sự cho những người Tàu. Và nếu bạn là một chính trị gia, và bạn muốn bảo đảm rằng bạn có thể duy trì được sự kiểm soát chặt chẽ, (giữ tất cả quyền lợi cho người da trắng) thì bạn phải tìm mọi cách để cách ly, tách họ ra khỏi dòng chính. Kết quả là: năm 1880, việc kết hôn giữa người da vàng và ngừoi da trắng bị xem là một cái tội, đã phạm luật. Nghe quen quá phải không ạ?

Năm 1882, chúng ta thấy một loạt những quy luật để loại trừ , khống chế người Tàu bắt đầu với việc cấm không cho người Tàu được làm việc, trong vòng 10 năm.

Rồi Năm 1884, có một vụ kiện, để cho Mamie Tape được vào học trường công lập. Gia đình Mamie Tape thắng và vì thế, năm 1885, thành phố san francisco đã cho xây một ngôi trường, gọi là trường “đông phương “, bởi vì, một lần nữa, phải là sao để tách biệt người tàu ra khỏi người da trắng. Tôi tự hỏi, không biết trường đó có được những tiêu chuẩn ngang hàng với các trường công lập khác hay không.

Năm 1885 ở thành phố Rock Springs, tiểu bang Wyoming một đợt sóng hành hung, bạo động, sát hại người Tàu chợt bùng phát, 28 người Tàu bị giết chết, 15 người bị thương, 79 ngôi nhà bị thiêu rụi. Và kết quả là năm 1886, các thành phố Tacoma và Seattle đã đuổi tất cả người Tàu ra khỏi các thành phố ấy (xin nói thêm là những người tàu này phần lớn bị ghét là vì họ chịu làm việc cực khổ, với lương rất thấp, khiến nhiều người da trắng khó chịu, khinh ghét họ vì họ được mướn dễ dàng bởi các công ty đào mỏ than)

Massacre of the Chinese at Rock Springs. (Library of Congress.Massacre of the Chinese at Rock Springs)

Luật Loại trừ Người Tàu:

Năm 1892 luật loại trừ người Tàu lại được gia hạn thêm 10 năm nữa, và nó đòi hỏi tất cả phải khai báo giấy tờ về nơi ăn, chốn ở. Đấy, HK, vùng đất hứa của tự do cho một số và của gông xiềng cho một số khác.

Năm 1894 một người đàn ông Nhật nộp đơn xin làm công dân. Tòa án từ chối vì da ông ta không trắng, cũng không đen!

Năm 1902, những điều khoản khác trong bộ luật loại trừ người Tàu lại được gia hạn thêm 10 năm nữa, và rồi hai năm sau, để bảo đảm rằng họ không còn phải lo lắng về điều này nữa, luật loại trừ người Tàu được xem như có hiệu lực vĩnh viễn!

Vào năm 1905 San Francisco cố gắng tách riêng học sinh nhật bản và tiểu bang California cấm người da trắng không được kết hôn với người có máu “Mông Cổ”!

Năm 1906, những kỳ thị quái ác, bất ngờ, được tạm thời giảm lại chút vì trận động đất ở San Francisco đã thiêu huỷ tất cả các hồ sơ nhập cư khiến cho việc ngược đãi, tách biệt, xa lánh người tàu khó hơn, vì họ có thể nói là không không không tôi là công dân mà! Rất khó để chứng minh là họ không phải là công dân.

Năm 1907 người đến từ Ấn Độ, South Asia, đã bị cưỡng ép phải rời khỏi thành phố Bellingham, Washington

Năm 1908 chuyện y như vậy cũng đã xảy ra ở Live Oak, California
( https://en.wikipedia.org/wiki/Springfield_race_riot_of_1908 )

Năm 1910, một trại giam tên “Angel Island” được lập ra để điều tra thân thế, làm giấy tờ nhập cảnh của người Á đông. Nó được xem như là một trại tạm cư cho di dân giống như Ellis Island bên miền Đông HK (New York). Thế nhưng nó khác xa về cung cách phỏng vấn, làm thủ tục giấy tờ, và thời gian người di cư phải trải qua, rất khác với những người đến từ Âu châu.

Năm 1924, đạo luật di dân được đưa ra, cấm việc di dân của tất cả những ai đến từ châu Á, trừ một vài trường hợp ngoại lệ. Kế đến, là trại tập trung người Nhật sau Trân Châu Cảng. Tiếp theo là chiến tranh bên Đại Hàn. Rồi chiến tranh Việt Nam.

Và những lời tuyên truyền, những kỳ thị về người Á châu cứ theo đó mà bộc phát, ăn dần vào tâm trí người da trắng vốn có mầm mống kỳ thị. Bạn có thể phản đối, nói rằng chúng ta không phải vậy, nếu bạn muốn nói có một số người Mỹ không kỳ thị. Nhưng, nếu bạn nói về cái guồng máy của HK thì những điều ác nghiệt này chắc chắn chính thực là chúng ta, là HK đó.

Vậy làm thế nào để chúng ta thay đổi sự kỳ thị, vì sẽ luôn có những kẻ như Trump, những người muốn khai thác vấn nạn kỳ thị?

Điều đầu tiên chúng ta phải làm là không bắt tay với sự kỳ thị; tiếp theo chúng ta phải bình thường hóa người gốc Á, mời gọi họ nhập cuộc vào cộng đồng dòng chính. Nếu bạn có bạn bè gốc Á, hãy đi ra ngoài với họ, và đến mua, ăn tại các tiệm quán người Á châu trong khu bạn cư ngụ, khiến họ trở thành một phần trong cộng đồng lớn hơn.

Những chiêu bài, đường lối chia rẽ mang tính kỳ thị người da vàng chỉ hữu hiệu nếu chúng ta đồng lòng với việc tách họ riêng ra. Khi có tiếp xúc, bạn sẽ hiểu và nhận ra rằng họ không kém thua ai, khác biệt chi với chúng ta.

Bạn nên biết đó là cách mà những nhà độc tài trong suốt lịch sử loài người và khá nhiều chính trị gia trên toàn HK đã sử dụng, và nếu họ có thể thuyết phục nhóm cử tri da trắng nghèo nhất, ở tầng lớp thấp nhất rằng những người da trắng đó, dù nghèo, vẫn sáng giá hơn nhiều so với những nhóm dân đã bị khinh khi, gạt bỏ ngoài lề, thì những chính trị gia này sẽ được tái đắc cử.

Và chúng ta đã thấy: họ có được sự hưởng ứng của những người da trắng thấp kém này trong những lần bầu cử. Cả một khối người như thế! Vì với những người yêu thích, tin vào sự kỳ thị, thì họ không nhìn vào chính sách, họ chỉ nghĩ đến nỗi sợ hãi vì mất mát của cá nhân họ, cùng sự thiếu hiểu biết đã gây nên những sự sợ hãi, bất bình.

Việc giao tiếp sẽ giúp giảm thiểu sự thiếu hiểu biết; tôi không biết nếu chúng ta kêu gọi “đừng cố chấp” trên các mạng truyền thông xã hội có hoá giải được gì không…., nhưng nếu điều đó giúp được thì xin bạn đừng “cố chấp” mà hãy bình thường hóa người Á châu (họ không khác chi chúng ta)

Và có rất nhiều người muốn mở lòng ra để nói cho những người Mỹ lớn tuổi..

Tôi không biết điều đó có khiến cho việc kỳ thị giảm được bao nhiêu, vì qua bao nhiêu năm, họ đã hấp thụ quá nhiều số lượng tuyên truyền có hệ thống của xã hội…

Họ có thể sẽ già chết đi trong xã hội và vẫn không hiểu, không nhận thức kịp thời…

Nhưng những gì chúng ta có thể làm là tạo nên tiếng nói, cách sống cho tương lai, và ngay từ bây giờ chúng ta có thể làm gương cho người trẻ và hiểu rằng sự kỳ thị ác độc không thể chấp nhận được và cách để giải tỏa vấn đề là sự tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng châu Á, biến họ thành một phần của cộng đồng của chúng ta.

Đó là cách chúng ta có thể ngăn chặn sự kỳ thị và chỉ đến khi nào chúng ta làm được điều này thì chúng ta mới có thể nói KHÔNG, sự kỳ thị không còn có mặt nữa!

Và trong khi chờ cho đến ngày đó, thì lịch sử HK cho ta thấy rằng điều này đã và đang tồn tại, và là vấn đề của chúng ta.

Bạn có thể nói rằng chuyện kỳ thị bị nổ tung, tăng khủng khiếp là tại Trump. Đúng vậy! Nhưng cũng không công bằng khi nói rằng ông ta đã bắt đầu, hay tạo ra chuyện kỳ thị!

Điều này không đúng! Và cái quan trọng nữa là: chúng ta không còn có thể làm ngơ, phớt tỉnh, cố tình che dấu, coi thường sự kỳ thị của người Mỹ, và cái hệ thống, thể chế của HK đã đồng lõa với sự kỳ thị người Á châu từ rất lâu, ít nhất từ thập niên 1850; nó đã là một chuỗi những chu kỳ nối tiếp, không bao giờ kết thúc việc tách biệt, xua đuổi, kỳ thị chủng tộc “người giống khác”

Đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, sự kỳ thị họ chính là điều chúng ta đã, và đang làm!
Và bây giờ chúng ta đang đối diện nó. Tùy ở chúng ta có thực sự muốn thay đổi hay không…
Và chỉ khi có thay đổi, thì chúng ta mới có thể nói rằng sự kỳ thị không có chỗ đứng trong chúng ta …

Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để thực hiện điều này, tuy có lẽ là quá trễ để dẹp tan đi những suy nghĩ kỳ thị, tách biệt trong quá khứ, hoặc không để các chính trị gia dựa vào những định kiến ​​và những hố sâu chia cách, cũng như việc chính phủ được tạo ra để duy trì quyền lực của một nhóm người…

Dù sao thì đó cũng chỉ là một suy nghĩ cá nhân tôi thôi.