TRUYỆN THẬT NGẮN



Xem Truyện Thật Ngắn 1 | Xem Truyện Thật Ngắn 2 | Xem Truyện Thật Ngắn 3


Giỗ Ông

Sớm mồ côi, từ nhỏ anh em nó sống cùng nội trên rẻo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú lấy lại căn chòi, khuyên:
– Mười bốn, lớn rồi, nên tự lập.
Anh em nó dắt díu nhau tha hương, lên thành phố sống ở dưới gầm cầu.Trưa, phụ hồ về mệt, đói, giở nồi cơm, nhão như cháo, nó mắng:
– Đồ hư.
Con em mếu máo:
– Em nấu để giỗ ông.
Nó ngẩn người, chợt nhớ hôm nay tròn năm, ngày ông mất. Hồi ở quê, thường ngày ông thích cơm nhão. Thế mà…
Ôm em vào lòng nó gọi trong nước mắt:– Ông ơi!


Tết Thầy

Bố ạ, mỗi năm con thích nhất được nhìn thấy bố trong ngày mồng 3 tết.Bố hôm ấy khác hẳn thường ngày. Không còn vẻ bệ vệ quyền uy. Không xế hộp sang trọng, không cặp samsonite kiểu cách.Bố hôm ấy dậy sớm hơn bình thường. Bố không mặc những bộ vét đắt tiền mọi khi mà chọn một chiếc sơmi giản dị. Bố chải tóc rẽ ngôi ngay ngắn rồi dắt chiếc xe máy cũ ra khỏi nhà dù tay lái bố không còn vững.Bố đi chúc tết thầy.


Tiếng Mẹ Đẻ

Tôi lấy chồng xa,cách quê nhà nửa vòng trái đất. Tôi sinh đôi hai thằng nhóc. Chúng lên 5, nghịch lắm! Mỗi lần mắng nó bằng tiếng Việt, nó đâu hiểu, lại phải dùng tiếng Anh. Cứ thế, tiếng mẹ đẻ phai dần. Cái quyết định dành thời gian dạy tiếng Việt cho con ngày càng vô hiệu. Tôi không nản. Năm năm sau.Vào một sáng đẹp trời, tôi có tin vào tai mình không nữa, tiếng con trai tôi :" Quê hương là chùm khế ngọt... ".


Hạnh Phúc

Chiều thứ bảy nào Quỳnh cũng đến nhà mở dành cho trẻ con mù không nơi nương tựa. Cô thích trò chuyện với chúng và đôi khi chỉ trả lời những câu hỏi ngô nghê của chúng. Một lần có đứa hỏi:" Hạnh phúc là gì? "Cô chưa biết trả lời thế nào thì một đứa cất tiếng :"Hạnh phúc là có đôi mắt sáng để nhìn thấy tất cả".
Không khí chúng xuống. '"Vậy là suốt cuộc đời chúng con không hạnh phúc phải không cô?". Chúng òa lên khóc. Cô thấy mắt mình rưng rưng...chùng xuống không ''có" hạnh phúc.


Ấu Thơ Trong Tôi

Tôi còn nhớ mãi một chuyện thuở tôi lên năm. Hồi đó, ba hay cõng tôi đi chơi quanh xóm vào mỗi tối. Tôi rất thích. Một ngày kia, ba bệnh.
Tôi lại gần ba thì thầm: “Tối nay con sẽ cõng ba.” Ba cười: “Con còn nhỏ lắm!” Tôi chợt nắm chặt ngón út của ba: “Lớn lên nhất định con sẽ cõng ba, nhất định đó!”
Giờ đây, tuy đã lớn, tôi vẫn chưa đủ sức cõng ba nhưng chắc chắn tôi sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ba, lúc tuổi già.


Nhớ Ba

Trong phòng làm việc của ba có một cái quạt cũ, tróc sơn, bụi bám đầy. Mỗi lần mở, tôi rất khó chịu với những tiếng kêu.... lạch cạch.. lạch cạch. Có lần tôi hỏi thì ba tủm tỉm cười và pha trò. " Làm việc, vắng con, cái quạt nó trò chuyện với ba đó, nghe cũng... vui vui."
Sau ngày ba mất cái quạt vẫn nằm ở góc phòng, tôi mở lên và lại nghe tiếng .. lạch cạch... lạch cạch...
Nhớ thương ba, tôi cảm nhận hai. tiếng... lạch cạch ấy thật gần gũi, cứ như là bà tôi vẫn hiện diện quanh đây.


Giếng Làng

Hồi nhỏ bọn trẻ chúng tôi thường hay ra giếng làng. Nước giếng trong vắt như ngọc bích, mát rượi, ngọt lành. Uống một ngụm, lòng như dịu lại. Cơn nắng khát đầu hè chợt tan biến. Thi thoảng,, bọn chúng tôi lại ném xuống lòng giếng những viên sỏi nhỏ rồi bảo nhau áp tai vào thành giếng chờ nghe tiếng thánh thót từ đáy giếng sâu. Thế mà giờ đây, thả nhẹ chiếc gàu nhựa xuống lòng giếng chỉ nghe âm thanh khô khốc. Giếng làng cạn nước từ lâu. Tôi thẩn thờ ngồi trên thành giếng, chợt buông sợi gàu dài...


Mẹ

Mẹ tôi, học vừa đủ biết viết biết đọc. Ngày tôi thi đại học, từ quê nhà mẹ dẩn tôi đến tận cỗng trường thi.. Trong phòng thi, tôi nỗ lực xoay xở với bài thi. Bên ngoài, mẹ thu thập thông tin về bài thi.. Khi tôi vừa ra khỏi trường thi, mẹ nắm tay tôi xúc động hỏi: “Con làm đề hoá vô cơ hay hoá hữu cơ?” Tôi bật cười vì bất ngờ nhưng ngay sau đó lại thấy cay mắt vì vị đắng của hạnh phúc. Bây giờ, tôi là kỹ sư hóa nhưng chẳng còn mẹ để được nghe những câu hỏi ngọt ngào hạnh phúc như thế nữa ...


Vô Tâm

Tháng đầu tiên lãnh lương dạy kèm, nó hí hửng rủ nhỏ Trâm đi chợ. Loanh quanh một hồi, nó sắm đủ cả, quần jean, áo thun, kẹp, nơ ... Trâm đắn đo mãi, chẳng chịu mua gì.
Đi ngang qua hàng vải, nhỏ Trâm kéo nó vào, chọn mua một xấp vải lụa sẵm màu. Nó nhăn mặt: “Màu này già lắm!”
Trâm rụt rè: “Tao mua cho mẹ tao đó. Lần đầu tiên làm ra tiền mới hiểu sự vất vã cũa mẹ bao nhiêu năm qua.”
Nó giật mình, lặng thinh. Giỏ đồ trên tay bỗng dưng nặng chịch.


Người Bạn

Bà Năm mất. Thằng con một mực đòi ông ở với vợ chồng nó. Thương con, ông bán căn nhà, mảnh vườn, rồi lên thành phố. Ra đi ông xách theo con gà trống để làm bạn. Sống trong chung cư tù túng may nhờ có con gà ông thấy khuây khoả. Đột nhiên phát dịch cúm gà, quản lý chung cư cấm nuôi gia cầm. "Bạn ông" bị thu gom, tiêu hủy. Bây giờ, mỗi ngày ra vào ông thấy dư thừa chân tay, nhớ quê, nhớ vườn ruộng, nhớ tiếng gà gáy đến nao lòng...


Lá Cỏ Im Lìm

Đến thăm nhà người quen ở Sài gòn, chị bất ngờ khi được đưa vào khu vườn đầy cây cối và xác lá. Lá của bao mùa dồn lại thành lớp dày thầm thì với chị lời đất đai, nguồn cội.
Đã bao năm từ lúc tha hương, chị quên mình còn có một chốn về nơi dải đất miền Trung gió Lào cát trắng. Chị nhặt một chiếc lá, đời lá nơi nào cũng chẳng giống nhau... lá rụng thì về cội.... Chút lòng quê thoảng qua, chị nghe trong lòng mình vỡ vụn...


Cây Cau Già

Cây cau trong vườn bằng tuổi mẹ tôi, khẳng khiu đến tội,những dây trầu quấn quanh thân giữ lại, nếu không, chắc nó ngã lâu rồi.
Cây cau trong vườn bằng tuổi mẹ tôi, khẳng khiu đến tội,những dây trầu quấn quanh thân giữ lại, nếu không, chắc nó ngã lâu rồi.
Nội kể, hồi đó cau rẻ rề, bỏ thì uổng,nên nội ăn trầu sớm lắm, rồi nghiện vị ngọt chát của quả cau nhà... Khách xem vườn để mua. Nội chỉ tiếc cây cau..Mẹ bảo :" Ngoài chợ thiếu gì ".
Nhớ hồi tôi còn nhỏ, có lần thiếu vở học, nội bán mấy buồng cau và nhịn gần hai tháng. Còn lần này ,chắc nội bỏ ăn trầu luôn.


Bánh Trung Thu

Ngày nhỏ, nhà nghèo. Mỗi lần trung thu,nó thường nhịn thèm nhìn qua các khung kính bày la liệt bánh đủ loại. Nó chỉ mong rằm chóng qua để được mẹ mua cho những phong bánh ế.Mà sao ngon lạ ! Mẹ không ăn, chỉ nhìn nó cắn vội từng miếng bánh, mỉm cười hạnh phúc. Nó thầm nhủ lớn lên sẽ mua thật nhiều bánh ngon cho mẹ. Ra trường đi làm, trung thu đến, nó tất bật với những hộp bánh "xịn " biếu sếp, trưởng phòng.. Nó đâu nhớ ở nhà, mẹ vẫn vò võ bên phong bánh nhỏ chờ nó về. Trăng vằng vặc trên cao,có mảnh trăng vô tình lạc vào khóe mắt mẹ, long lanh..


Người Ở

Lặn lội từ quê lên thành phố nuôi con dâu sanh nở, bà chỉ việc chăm cháu, chuyện nhà cửa đã có người ở lo tất. Con Tí, mới mười lăm, giọng quê đặt sệt, còm nhom, đen đúa lương tháng chỉ tám trăm mà hết giặt đồ, nấu cơm lại quét nhà, khóa cổng...
Sang năm, thằng bé được gửi vào nhà trẻ. Viện cớ ít việc, bà chủ cho con Tí nghỉ làm. Ông chủ năn nỉ mẹ ở lại lo giúp việc nhà . Thương cháu, không nở về, bà lão bây mươi hàng ngày lủi thủi một mình trong căn nhà rộng, lại giặt đồ, nấu cơm ,quét nhà, khóa cổng.....


Cú Ngã

Ngày xưa khi ba tập cho con chạy xe đạp, cú ngã đầu tiên khiến ngón chân con bật máu. Con khóc thét, ngồi lì dưới đất không chịu đứng dậy, nhìn ba van lơn. Nhưng lúc ấy, ba đã nghiêm khắc bảo con hãy tự đúng lên. Con vùng vằng cà nhắc bước đi ,rồi giận ba hết mấy ngày trời.
Lớn lên, con vào đời, va vấp nhiều, thất bại không ít. Nhưng mỗi khi gục ngã bởi những nỗi đau tưởng chừng không gượng dậy nổi, con lại nhớ ánh mắt nghiêm khắc ngày xưa của ba, rồi chợt hiểu.... Con lại mím môi, tự nhủ lấy lòng hãy đứng lên và đi tiếp..


Câm

Ngày xưa, nó khoái nhất, bà câm đến mua hàng. Nó nhại từng tiếng ú ớ đứt quãng, từng cái khua tay, cố tình lấy nhầm đồ cho đến khi bà toát mồ hôi hột, hai mắt đỏ ngầu, dẫm chân đành đạch....
Đến một ngày người ta vu bà ăn cắp quả trứng, mọi cách giải thích đều vô hiệu, bà câm lên máu mà chết... Nó hối hận chuyện cũ, buồn mất cả tháng.
Lớn lên đi làm nó bị công ty chèn ép, mọi ý kiến đề đạt đều bị gạt bỏ dù nó cố gắng giải thích.. Hai mắt ngấn nước, nó bỗng nhớ hình ảnh bà câm khi xưa hai mắt đỏ ngầu, dẫm chân đành đạch...
Lần đầu tiên trong đời, nó thấy nhẹ lòng về cái chết của bà câm.


Bức Tường

Nó nghe tiếng trẻ con cười vút lên trong. trẻo trong không trung. phá vỡ cái tĩnh lặng trong đáy sâu tâm hồn nó. Bên kia bức tường một bố ,một mẹ và hai đứa con trạc tuổi nó đang đùa nhau vui vẻ hạnh phúc. Bên này bức tường một sắp vé số còn nguyên, một ly nước lọc, mấy viên thuốc cảm nằm chổng chơ.... Nó cuộn mình trong chăn... Vẫn lạnh cống.


Sự Lựa Chọn

Ngày ba mẹ ra tòa, nó đau đớn chứng kiến hai người lạnh lùng kể tội nhau và kịch liệt phân chia tài sản. Khi tòa hỏi, nó nhòa lệ không biết chọn sống cùng ai. Nó bắt đầu cuộc sống bụi đời. Nó lao vào những vũ điệu điên cuồng, những chuyến đua xe tử thần ..Rồi nó nghiện.Những cơn đói thuốc vật vã nó ngày đêm Ngày ra tòa vì tội cướp của, nó chỉ còn đếm cuộc sống từng tháng. Lúc tòa tuyên án, ba mẹ nó khóc ngất. Vậy mà lạ chưa? Mắt nó vẫn ráo hoảnh dù lòng đau đớn : giá mà giờ nó có một sự lựa chọn....


Tình Thương

Tình thương càng sâu sắc thì càng ẩn sâu bên trong chứ không nằm ở miệng hay sự thể hiện hời hợt bên ngoài. Thương một người thật lòng thì ta chẳng cần đòi hỏi họ phải làm gì cho mình, ngoài một mong muốn duy nhất là mong họ được hạnh phúc, bình an và trở thành những con người tử tế. Dù không sống bên nhau mỗi ngày, nhưng khi nghĩ về nhau, biết người kia vẫn đang bình an và có nhiều hạnh phúc, biết thế nên ta sẽ mỉm cười và thế thôi, thương nhau tặng nhau một nụ cười thấu hiểu, bình an là đủ. Nền tảng của tình thương cũng đơn giản như mây trời, như núi đá: cần sự vững chãi, thảnh thơi, tự do, và không ràng buộc. Thương như thế, sỏi đá cũng sẽ nở hoa, bóng đêm cũng nảy mầm thành ánh sáng!


Gia Đình

Gia đình tôi, những mười anh chị em. Nhà nghèo, bữa ăn chỉ là cá khô kho quẹt hay rau luộc chấm mắm sả, nhưng cả gia đình xúm lại ăn vui lắm. Má cấm không cho ai ăn tô dĩa sợ sau này anh em tứ tán. Thời gian trôi, anh em tôi lần lượt có gia đình riêng. Vì công việc làm ăn, mỗi người ở một nơi .Ba mất. Má đã già. Gia đình thưa tiếng cười Ngày Tết má chờ hoài. "Con Hai thằng Ba ,con Tám...." Tay già lóng cóng dọn đủ mười cái chén chờ con.


Ước Mơ Đạt Được

Ngày xưa, khi còn bé, tôi thích đọc báo, truyện, nhất là cứ đến mùa xuân, sách báo tràn ngập, đủ màu sắc ở các quầy. Tôi mơ ước, sau này tôi sẽ có rất nhiều báo nhất là báo xuân, tôi sẽ đọc cho thật đã thèm. Nay tuổi về chiều, cuộc sống khó khăn, tôi đi bán báo, cầm xấp báo Xuân trên tay, bìa báo rực rỡ những cành mai, cành đào mà tôi nào có xem được. Nghĩ lại, mơ ước tuổi thơ nay đã được rồi nhưng có một nửa.