Thành Phố Thủ Đức Trực Thuộc TP.HCM

 

Thành Phố Thủ Đức Trực Thuộc TP.HCM

 

Vào ngày 24/7, các đại biểu đã làm việc và biểu quyết thông qua nội dung nghị quyết hội nghị. Trong đó, có phần nội dung đề xuất tạm lấy tên “Thành phố Thủ Đức” được gọi cho khu Đông để trình Quốc hội thông qua.

Đề án quy hoạch xây dựng thành phố phía Đông như sau: “Diện tích hơn 22.000 ha, dân số hơn 1,1 triệu. Định hướng phát triển là đô thị sáng tạo, tương tác cao của thành phố. Với các trụ cột có sẵn là: Khu công nghệ cao quận 9; Đại học Quốc gia TP.HCM tại quận Thủ Đức và Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. Khả năng sẽ đóng góp 1/3 ngân sách cho nền kinh tế của TP.HCM. Đơn vị hành chính này được sát nhập từ 3 quận là: quận 2, quận 9 và Thủ Đức phải là được gọi thành phố, chứ không thể là quận”.

Thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc TP.HCM sẽ tận dụng được lợi thế riêng của từng quận. Hình thành động lực mới phát triển chung cho toàn TP.HCM. Trong thời gian vừa qua quận 2, quận 9 và Thủ Đức đều có mức tăng trưởng rất ấn tượng. Hạ tầng giao thông kết nối được chú trọng đầu tư mạnh mẽ. Định hướng là thành phố hạt nhân ứng dụng công nghệ cao của cả nước.

Trong phần thảo luận tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ quan điểm đồng tình việc thành lập thành phố trong lòng thành phố. Tên gọi chính thức của thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi Đề án được Quốc hội thông qua. Nghị quyết thống nhất sẽ tạm thời lấy tên gọi là “Thành phố Thủ Đức“.

Những thế mạnh của Thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức có nhiều thế mạnh vượt trội, đây là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho toàn TP.HCM.
Thứ 1: Vị trí địa lý là trung tâm miền Đông Nam Bộ, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển một cách đồng bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông và tăng cường hợp tác kinh tế với các khu vực lân cận. Các công trình giao thông trọng điểm, là xương sống của nền kinh tế như:
Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dự kiến được đi vào hoạt động từ cuối năm 2021.
Đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) đang được bàn giao mặt bằng và thi công một số đoạn.
Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, Xa lộ Hà Nội, đường Vành đai 2…
Những tuyến giao thông đường thủy trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai cũng được đầu tư phát triển.
Ngoài ra, Thành phố Thủ Đức có vị trí rất thuận lợi để phát triển ngành hậu cần logistics. Điều phối vận chuyển hàng hóa, đa dạng phương thức vận chuyển.
Thứ 2: Hệ sinh thái khởi nghiệp đã hình thành và phát triển mạnh mẽ với sự tham gia từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Quy hoạch mang tính tập trung tại khu công nghệ cao quận 9 và làng Đại học Quốc gia Thủ Đức sẽ là chủ đạo. Đóng vai trò thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho TP. Thủ Đức trong tương lai.
Thứ 3: Khu vực này đã hình thành một số phân khu chức năng hiện hữu: khu đô thị Thủ Thiêm (chức năng thương mại – tài chính quốc tế); Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc.
Với những ưu điểm nổi trội của TP Thủ Đức kể trên, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh có thể giúp khu Đông trở nên khác biệt với các đô thị trong vùng.

Mô hình thành phố trong thành phố là gì?
Đây là mô hình mới và hết sức táo bạo, lần đầu triển khai trong nước. Nhằm tạo nền tảng cho môi trường đầu tư, đào tạo nguồn lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cho thành phố. Dự báo, là bệ phóng cho TP.HCM phát triển đi lên. Quá trình hình thành mô hình này cần cơ chế đặc thù từ Trung ương.

Quyết định thành lập TP Thủ Đức kể từ bao giờ và có ý nghĩa gì?
Thành lập Thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực dẫn dắt nền kinh tế. Tập trung vào kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển chung của TP.HCM.

Thành phố Thủ Đức được quy hoạch có những khu chức năng nào?
TP Thủ Đức dự kiến được quy hoạch chia thành 6 khu chức năng chính, nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
✦ Khu đô thị Thủ Thiêm là trung tâm tài chính và kinh doanh mới của khu vực.
✦ Khu làng Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao.
✦ Khu công nghệ cao quận 9 định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa.
✦ Khu đô thị thông minh Trường Thọ sẽ ứng dụng quản lý công nghệ cao.
✦ Khu Rạch Chiếc là trung tâm thể thao và sức khỏe.
✦ Khu đô thị sinh thái Tam Đa là nơi tạo điều kiện phát triển đô thị sáng tạo.

Quy mô thành phố Thủ Đức sau khi được thành lập ra sao?
TP Thủ Đức được sát nhập từ 3 quận: quận 2, quận 9 và Thủ Đức. Với diện tích tự nhiên gần 212 km2. Tổng dân số khoảng 1,1 triệu dân. Dự kiến sẽ đóng góp 30% GDP cho TP.HCM. Sau khi sắp xếp và thành lập thành phố Thủ Đức, quy hoạch bao gồm 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, Thảo Điền, An Phú, Bình Trưng Tây, Bình Trưng Đông, Cát Lái, Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi, Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh, Tân Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.

Tin tức:
Trường Thọ Sẽ Là Trung Tâm Đô Thị Tương Lai Của Khu Đông
Sân Bay Long Thành Được Thủ Tướng Phê Duyệt Khởi Công 4,7 Tỷ USD
Hồ Chí Minh Chi 400 Tỷ Mở Rộng Đường Đỗ Xuân Hợp Quận 9
Tiến Độ Cầu Thủ Thiêm 2 Xây Dựng Đến Khi Nào Hoàn Thành?
Dự Án Cầu Đi Bộ Qua Sông Sài Gòn Đang Được Triển Khai
Vinbus: Xe Buýt Điện Vinfast Đăng Ký 15 Tuyến Tại Hà Nội Và TP.HCM
Xây Cầu Nhơn Trạch Nối TP.HCM – Đồng Nai Vốn Đầu Tư 2.200 Tỷ
Bến Xe Miền Đông Mới Quận 9 Khai Trương Chính Thức Vào Hoạt Động

Dự án nổi bật:
Vinhomes Grand Park
Nhà Phố The Manhattan
Biệt Thự The Manhattan Glory
Empire City Thủ Thiêm
Masteri Lumière Riverside
Laimian City Quận 2
Phân Khu The Origami
Phân Khu The Times

Leave a Reply

Vui lòng bình chọn

Your email address will not be published. Required fields are marked *