Tiêu Quang Diễm, một tài năng được mệnh danh là “Cha đẻ của PetroChina”, đã bị bức hại trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Để phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc, Tiêu Quang Diễm đã phải buông bỏ tất cả cuộc sống vinh hoa và hạnh phúc cá nhân và làm việc một cách lao khổ. Vậy ĐCSTQ đã dành sự “đãi ngộ đặc thù” nào cho vị “công thần” này?…
Tôi tin rằng nhiều khán giả đã từng nghe đến “Kế hoạch vạn nhân tài”. Đây là một “kế hoạch dẫn nhập nhân tài hải ngoại về nước” từng được ĐCSTQ tuyên truyền cao điệu. Các điều kiện do ĐCSTQ đặt ra tương đối dụ nhân, chẳng hạn, mỗi người có thể được trợ cấp một lần 1 triệu nhân dân tệ, họ và gia đình có thể được chăm sóc y tế đặc biệt, được hưởng các chế độ đãi ngộ phúc lợi đặc biệt, v.v…
“Kế hoạch vạn nhân tài”: Sự lừa dối gian ngoan của ĐCSTQ
Trước sự cám dỗ danh lợi khổng lồ, nhiều học giả, giáo sư Hoa kiều mù quáng gấp rút hùa theo “Kế hoạch vạn nhân tài”. Nhưng đột nhiên, kế hoạch này của ĐCSTQ bị Hoa Kỳ điều tra với cáo buộc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ nước ngoài, dẫn đến một số nhà khoa học Hoa kiều hàng đầu đã bị bắt. Danh sách “Kế hoạch vạn nhân tài” do vậy biến thành “danh sách nhập ngục”, người người tránh không kịp. Mặt khác, ĐCSTQ đã hoàn toàn phủi tay trước mọi trách nhiệm về tội “ăn cắp công nghệ”, nói rằng đó chỉ là hành vi cá nhân, và không liên quan gì đến đảng “vĩ đại, quang minh, chính xác”. Những người đã bán mạng của mình cho ĐCSTQ chỉ có thể tự mình ngậm quả đắng.
Nói đến đây, người ta không khỏi liên tưởng đến một phiên bản cũ của “Kế hoạch vạn nhân tài”. Chính là từ 70 năm trước, lúc ĐCSTQ vừa mới soán quyền lãnh đạo đất nước, đã khởi xướng hoạt động dẫn nhập nhân tài về nước. Vào thời đó, không giống như hiện tại được chiêu dụ bằng lợi ích vật chất hậu hĩnh, rất nhiều học giả hải ngoại thời đó khi trở về Trung Quốc thực sự là những người ái quốc nhiệt thành, họ từ bỏ điều kiện sống tuyệt vời ở nước ngoài mà trở về Trung Quốc, nhất tâm hồi quốc chấn hưng Trung Hoa.
Những nạn nhân của sự lừa dối, hoang ngôn
Một trong những trường hợp khá nổi tiếng, đó là Tiêu Quang Diễm, một tài năng được mệnh danh là “Cha đẻ của PetroChina”. Trên thực tế, Tiêu Quang Diễm không phải là người Hoa. Bởi vì ông sinh ra ở Nhật Bản và lớn lên ở Hoa Kỳ, trước khi được ĐCSTQ dụ dỗ về Hoa lục, ông chưa bao giờ đặt chân đến Trung Quốc. Vậy tại sao ông ấy lại có tình cảm sâu đậm với Trung Quốc như vậy?
Cha của Tiêu Quang Diễm từng là tùy viên quân sự của Trung Hoa Dân Quốc tại Nhật Bản. Gia đình ông cư ngụ ở Tokyo, Nhật Bản. Ông là Hoa kiều có danh vọng trong khu vực. Tài sản của gia đình Tiêu Quang Diễm lên tới hàng chục triệu đô-la Mỹ, sống ở biệt thự, lái xe hơi hàng hiệu, trong nhà còn có người làm thuê. Theo cách suy nghĩ hiện tại, Tiêu Quang Diễm có thể được coi là “quan nhị đại” và “phú nhị đại”. Tuy nhiên, cha mẹ của Tiêu Quang Diễm không hề chiều chuộng, mà còn nghiêm khắc giáo dục ông và hướng dẫn ông liễu giải văn hóa truyền thống thâm sâu của Trung Quốc. Họ thường nói với ông rằng: “Mặc dù con sinh ra ở Nhật Bản và lớn lên ở nước ngoài, nhưng những gì chảy trong cơ thể con là dòng máu của người Trung Quốc”. Vì vậy, Tiêu Quang Diễm từ nhỏ trong tâm đã tràn đầy tình cảm hoài niệm với mảnh đất Hoa Hạ.
Có thể nói Tiêu Quang Diễm là một nhân vật thiên tài. Ông nói thành thạo tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Anh khi mới 9 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, gia đình Tiêu Quang Diễm chuyển đến Hoa Kỳ. Không cần học cấp ba, ông đã được nhận vào một trường đại học của Mỹ với điểm số rất cao nhờ khả năng tự học. Sau đó, ông theo học với người đoạt giải Nobel vật lý nổi tiếng, Giáo sư James Frank, và nhận bằng tiến sĩ hóa lý ở tuổi 25. Sau đó, tiếp đó Tiêu Quang Diễm gia nhập hãng ExxonMobil và giành được vinh dự cao nhất trong ngành dầu khí Hoa Kỳ trong bốn năm liên tiếp – “Huy chương vàng Dầu khí”.
Ngoài sự nghiệp thành công, gia đình của Tiêu Quang Diễm cũng rất hạnh phúc. Vợ ông là con gái vị thư ký của Tôn Trung Sơn, tên là Chấn Tố Huy; bà ấy ưu nhã, mỹ lệ, rất ngưỡng mộ và kính trọng Tiêu Quang Diễm. Lúc đó, Tiêu Quang Diễm đang trong thời kỳ thăng hoa, cảm giác như nhà thơ Mạnh Giao đời Đường đã mô tả trong bài thơ “Đăng Khoa hậu” – “Gió xuân đắc ý tung vó ngựa, một ngày ngắm hết hoa Trường An”.
Nếu Tiêu Quang Diễm tiếp tục phát triển sự nghiệp tại Hoa Kỳ theo cách này, thì thế giới sẽ có thể có thêm một nhà khoa học Trung Quốc nữa, rất có thể ông ấy sẽ trở thành người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải Nobel Hóa lý. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đã thay đổi vào mùa thu năm 1949. Chính xác thì điều gì đã khiến cuộc đời của Tiêu Quang Diễm phát sinh đại biến?
Vào thời điểm đó, Tiêu Quang Diễm 29 tuổi gia nhập Tổ chức Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ – “Hiệp hội cộng tác các nhà khoa học Trung Quốc”. Trong những ngày đầu mới thành lập chính quyền, ĐCSTQ rất thiếu nhân tài, vì vậy, đã lợi dụng lòng ái quốc của các học giả hải ngoại, cổ động họ “trở về Trung Quốc khoe tài”. Tiêu Quang Diễm bị các hội viên của Hiệp hội nọ kích động đến mức muốn thu dọn đồ đạc và rời đi ngay lập tức. Nhưng lúc này, ông gặp phải trở ngại đầu tiên trong việc trở về Trung Quốc – người vợ Chấn Tố Huy.
Chấn Tố Huy phát hiện Tiêu Quang Diễm chuẩn bị về Trung Quốc phát triển nên đã khuyên ông, cô nói: “Em thậm chí không thể nói tiếng Trung. Em sẽ làm gì khi chúng ta trở lại Trung Quốc đây? Đảng Cộng sản (ĐCS) hiện đang nắm chính quyền, chúng ta chưa từng vì ĐCS mà cống hiến, ai hoan nghênh chúng ta trở về?” Tuy nhiên, Tiêu Quang Diễm – người đã nhầm lẫn coi ĐCSTQ là cả quốc gia và dân tộc Trung Quốc – nói rằng ông đã quyết tâm rồi. Cuối cùng, Chấn Tố Huy đành nhượng bộ.
Sau đó, Tiêu Quang Diễm bắt đầu chuẩn bị trở về Trung Quốc. Trước tiên ông liên hệ với Bộ Giáo dục của ĐCSTQ và hỏi han ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc cần những tài liệu gì, ông sẵn sàng thu thập và mang về. Sau khi nhận được câu trả lời, Tiêu Quang Diễm đã chi hàng nghìn đô la để mua một lô thiết bị photocopy và làm việc ngày đêm cùng vợ để tìm kiếm, sao chép và sắp xếp “thông tin khoa học và công nghệ” mà ĐCSTQ cần.
Lúc này, Tiêu Quang Diễm gặp phải trở ngại thứ hai trong việc hồi quốc: nước Mỹ. Vào thời điểm đó, công nghệ lọc dầu là công nghệ chủ chốt của Hoa Kỳ, làm sao có thể bị lọt ra ngoài một cách tùy tiện. Do đó, Mỹ đã nhiều lần thúc giục Tiêu Quang Diễm ở lại, và cuối cùng, thậm chí còn cấm Tiêu Quang Diễm xuất cảnh với lý do bảo vệ “bí mật quốc gia”.
Tuy nhiên, Tiêu Quang Diễm, người ý đã quyết đi, đã nghĩ đến mọi biện pháp, sau nhiều lần xoay sở, ông chuyển đến Hồng Kông, cuối cùng vào tháng 11 năm 1950, hai vợ chồng đã mang theo kỹ thuật công nghệ hóa dầu tiên tiến nhất thế giới đến Trung Quốc, nơi họ không có một người thân thích. Vậy Tiêu Quang Diễm có quen sống ở đây không? Ông ấy đã trải qua những sự việc bất ngờ nào?
Sau khi trở về Trung Quốc, Tiêu Quang Diễm được phân bổ vào Sở nghiên cứu Vật lý Hóa học Đại Liên, với mức lương hàng tháng là 120 nhân dân tệ và phải đi về bằng xe buýt, điều này khác xa với cuộc sống của ông ở Mỹ với mức lương hàng năm lúc đó là 50 ngàn đô la Mỹ và đi làm bằng xe hơi. Tuy nhiên, đối với Tiêu Quang Diễm mà nói, vật chất chỉ là thứ yếu, điều trọng yếu nhất là lý tưởng hoài bão chấn hưng Trung Hoa, vì vậy ông đã khổ tâm dốc toàn sức lực vào nghiên cứu, thường ngồi lỳ ở trong sở nghiên cứu vài tuần mà không về nhà.
Tiêu Quang Diễm không hổ là một tài năng thiên phú, ông thường xuyên đạt được những thành quả nghiên cứu khoa học trọng đại. Ông đã chống lại những bất đồng ý kiến và kiên trì sử dụng công nghệ trọng chỉnh bạch kim để tăng tỷ lệ thu hồi dầu. Công nghệ này đã từng trở thành một trong năm bước đột phá công nghệ quan trọng nhất do ĐCSTQ thúc đẩy. Ngoài ra, năm 1961, ông đã phát triển chất xúc tác sinh học, dẫn trước các nước phương Tây trong 40 năm. Năm 1964, Tiêu Quang Diễm đã sử dụng năng lực của mình để phát triển một chất xúc tác có tỷ lệ chuyển hóa cực cao trong 4 tháng để khắc phục các sự cố kỹ thuật trong sản xuất xăng dầu, v.v.
Để phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc, Tiêu Quang Diễm đã phải buông bỏ tất cả cuộc sống vinh hoa và hạnh phúc cá nhân và làm việc một cách lao khổ. Vậy ĐCSTQ đã dành sự “đãi ngộ đặc thù” nào cho vị “công thần” này?
Bị phản bội và vỡ mộng: Bi kịch chỉ mới bắt đầu…
Vào giữa năm 1951, chưa đầy 9 tháng sau khi Tiêu Quang Diễm trở về Trung Quốc, chiến dịch “cải tạo tư tưởng” của ĐCSTQ chuyên môn nhắm vào phần tử trí thức bắt đầu, Tiêu Quang Diễm – người có nền tảng học tập tại Hoa Kỳ – đã trở thành “đối tượng phê phán trọng điểm” của ĐCSTQ. Câu hỏi mà ông bị chất vấn nhiều nhất là: “Anh sống ở Mỹ điều kiện tốt như vậy, tại sao lại chọn trở về Trung Quốc?”. Tiêu Quang Diễm ngớ người, không ai tin vào tinh thần cống hiến của chủ nghĩa lý tưởng tràn đầy trong ông, trái lại, người ta đo lường tấm lòng của ông bằng ác ý tối đại, bằng tư tưởng dung tục nhất, khiến ông tức giận. Ông tháo chiếc kính ra và ném xuống đất “bốp” một cái, biểu thị sự phản kháng.
Tiêu Quang Diễm cảm thấy mình đã đánh đổi trái tim đầy nhiệt huyết của mình để nhận lấy một chậu nước đá, và trong tâm bị tổn thương cực độ. Ông nói với gia đình: “Tôi vì yêu đảng mà mạo hiểm trở về Trung Quốc. Ai biết được rằng đảng không yêu tôi, nhốt tôi ngoài cửa… Đối với tân Trung Quốc, tôi cảm thấy ‘tình yêu tan vỡ’…”
Nếu cuộc vận động đầu tiên chỉ khiến Tiêu Quang Diễm cảm thấy “tình yêu tan vỡ” thì cuộc vận động tiếp ngay sau đó đã khiến ông “trái tim nhỏ máu”. Năm 1958, ĐCSTQ đã xếp những nhân sĩ có cái gọi là “quan điểm học thuật của giai cấp tư sản” là “cờ trắng”, gia tăng phê bình, đấu tranh đối với họ. Tiêu Quang Diễm lại một lần nữa trở thành đối tượng của cuộc đả kích. Trong một thời gian, sở nghiên cứu đã dùng những tấm áp-phích lớn để phê phán ông phô thiên cái địa.
Trong một bữa tiệc giao thừa do đơn vị tổ chức, một vở kịch mang tên “Dương bác sĩ hiện hình ký” (học giả ngoại lai hiện hình ký) được biên soạn đặc biệt để châm biếm ông. Sau khi tấm màn mở ra, một chú hề được cải trang theo đặc điểm của ông xuất hiện trong tiếng chiêng nhỏ. Tên “hề” tự thuật lại bản thân và nói: “Tại hạ là Tiêu bác sĩ, dựa vào tiền nghiệt của phụ mẫu, tại Mỹ quốc trà trộn thành một học giả ngoại lai, nghe nói Cộng sản đảng nắm quyền tại Trung Quốc, chờ tôi đánh cắp một số thông tin, trà trộn vào Trung Quốc, có thể kiếm được một công việc bán thời gian…”
Tiêu Quang Diễm choáng váng trước cảnh tượng trước mắt! Sự bi phẫn và khuất nhục như nuốt chửng trái tim ông! Nhưng ông chỉ có thể lẩm bẩm một mình với tâm trạng bất lực: “Không tốt, rất không tốt… đùa cợt hí lộng người ta, thật không tốt…” Loại vũ nhục nhân cách này khiến cho ông tinh thần tiêu trầm và ủy mị trong một thời gian dài, không có cách nào làm việc.
Nạn nhân của những kẻ ‘lấy oán báo ơn’
Cuối cùng cũng qua được cuộc vận động “cờ trắng”. Nhưng chẳng được mấy năm bình an, thì mười năm “Cách mạng Văn hóa” bỗng từ trên trời rơi xuống như phong ba bão táp. Tiêu Quang Diễm, người đã mấy lần gặp nạn, liệu ông có thể thoát khỏi lần này?
Vào tối ngày 5 tháng 10 năm 1968, Sở Hóa học và Vật lý đã phái một “đội chuyên chính” bao gồm 20 người đàn ông to lớn, được trang bị đầy đủ vũ khí, lái xe đến nhà Tiêu Quang Diễm, đánh cắp tất cả những tài vật có giá trị, thậm chí giật mất chiếc nhẫn gia truyền của Chấn Tố Huy, vốn là một món quà kỷ vật từ Tôn Trung Sơn. Tiêu Quang Diễm, lúc đó đang bị ốm, bị đưa vào “chuồng bò”, còn Chấn Tố Huy bị cưỡng bức chuyển đến trang trại để tham gia “cải cách lao động”. Gia đình ấm cúng của ba người họ bị ‘xé tan’ trong tích tắc.
Cuộc “thẩm tấn” gay gắt và bất tận bắt đầu. “Đội chuyên chính” đã sử dụng hình cụ đặc chế “tam giác đai” để tra tấn Tiêu Quang Diễm với mãnh lực, yêu cầu ông trả lời “câu hỏi cũ”: Tại sao ông trở lại Trung Quốc và liệu ông có đánh cắp thông tin tình báo cho Hoa Kỳ hay không. Một đám đông của “đội chuyên chế” cũng đặt biệt danh cho ông là “phân trắng”, dựa trên đặc điểm phương ngữ địa phương của “bai” và “bo” để châm biếm thân phận một nhà khoa học của ông. Dưới sự tra tấn kép cả về tinh thần và thể xác, Tiêu Quang Diễm buộc phải viết 26 “tài liệu giao đãi”.
Tấn thảm kịch đau lòng cho những người nghe theo “Kế hoạch vạn nhân tài” và “Trở về vì tổ quốc”
Vào ngày 6 tháng 12, sau khi trải qua trận đòn roi khủng khiếp, Tiêu Quang Diễm trở nên mê man, lẩm bẩm một mình trong 4 ngày: “Chính sách của Cộng sản đảng sẽ đưa tới một con đường…” Thế rồi, vào tối ngày 10 tháng 12 năm 1968, điều đó đã xảy ra. Một cuộc “thẩm tấn” bằng đòn roi dữ dội và tàn nhẫn hơn khiến ông hoàn toàn tuyệt vọng. Sáng 11/12, khi “đội chuyên chế” ra lệnh cho Tiêu Quang Diễm trở dậy, người đàn ông 48 tuổi đáng thương không thể gượng dậy được nữa… Kết quả khám nghiệm tử thi ghi: “Tự sát do uống thuốc ngủ quá liều”.
Sau khi Tiêu Quang Diễm bị bức tử, đội tuyên truyền không hề cảm thấy tội lỗi, thay vào đó họ đã đăng một cáo thị “đặc đại hỉ tấn” (vở kịch lớn cực vui), nói rằng: việc Tiêu Quang Diễm tự tử là “một lựa chọn tuyệt vọng cho những kẻ thù giai cấp”. Vào buổi chiều, người vợ Chấn Tố Huy được gọi đến Sở nghiên cứu để thông báo: “Tên phản cách mạng Tiêu Quang Diễm đã tự sát vì sợ tội!” Khi nghe tin chồng qua đời, Chấn Tố Huy biểu hiện sự bình tĩnh phi thường, bà nhìn thi thể của chồng, xin nghỉ 2 ngày lo hậu sự gia đình và thăm con gái đã lâu không gặp.
Ngày thứ ba Chấn Tố Huy từ lúc trở về nhà, tức là ngày 13/12, hàng xóm không thấy gia đình có động tĩnh gì, đến gõ cửa cũng không thấy hồi đáp. Mở cửa ra xem: Hai mẹ con đang nằm trên giường đôi, dưới chăn, ôm chặt lấy nhau, và đều tắt thở rồi… Hóa ra họ đã tự kết liễu đời mình theo cách của Tiêu Quang Diễm.
Người đàn ông tài năng thiên phú họ Tiêu đã trở về tổ quốc với lòng nhiệt thành; ông đã từng coi ĐCSTQ là người thân của mình, hết lần này đến lần khác vẫn tin tưởng vào hoang ngôn của ĐCSTQ, để rồi hết lần này đến lần khác bị bức hại tàn khốc. Cuối cùng, ông ấy đã mang theo toàn thân đau đớn mà ra đi trong tuyệt vọng, và cả gia đình nhỏ của ông cũng vì đau thương phẫn uất mà quyên sinh theo. Điều này quả thực quá bi thương!
Hương Thảo biên dịch