Các nhà khoa học đều cho rằng, chiều không gian thứ 4 hiện hữu trong vũ trụ nhưng chưa ai có thể chứng minh sự tồn tại của nó.
Chúng ta đang sống trong không gian 3 chiều và 1 chiều của thời gian nhưng điều đó không có nghĩa là vũ trụ chỉ có 3 chiều không gian như chúng ta biết.
Chiều không gian nằm ngoài hiểu biết của con người
Giới hạn về giác quan khiến chúng ta không thể cảm nhận được sự tồn tại của chiều không gian thứ 4 hay thứ 5…
Vào năm 1884, nhà thần học Edwin A.Abbot đã trình bày về một thế giới đa chiều trong cuốn sách “Flatland: A Romance of Many Dimension”, mà theo đó chứng minh được sự tồn tại của các chiều không gian.
Trong đó, ông kể về câu chuyện của một hình vuông sống trong thế giới phẳng 2 chiều, khi đó nó chỉ có thể thấy những vật thể khác cũng chỉ có 2 chiều, đối với nó thì khái niệm hình cầu hay hình lập phương là không tồn tại.
Vì những hình khối này khi đi vào thế giới của nó (mặt phẳng) sẽ chỉ là các hình trong, vuông, chữ nhật, tam giác! Hay nói cách khác, nó chỉ có thể nhận thức một phần nào đó của hình khối ban đầu.
Điều này cũng giống như con người chúng ta, chỉ có thể nhận thức các vật thể ba chiều trong không gian ba chiều mà không thể biết được hình dạng của chúng trong không gian bốn chiều, chiều không gian vượt ngoài các giác quan của chúng ta.
Với ý tưởng đó cùng với phát hiện sóng hấp dẫn, Cơ quan vũ trụ Châu Âu (European Space Agency, viết tắt: ESA) đã tiến hành dự án săn đuổi chiều không gian bí ẩn bên ngoài kia thông qua việc đưa tàu vũ trụ săn đuổi sóng hấp dẫn (gravitational wave-chasing spacecraft) vào năm 2034.
Sú mệnh khám phá chiều không gian bên ngoài nhờ sóng hấp dẫn
Mặt khác, dự án khám phá không gian này còn giúp tìm ra vũ trụ song song như giả thuyết đa vũ trụ mà nhiều nhà khoa học đều tán thành.
ESA gọi đây là sứ mệnh LISA (Laser Interferometer Space Antenna mission).
Bộ ba tàu vũ trụ sẽ đi vào quỹ đạo Mặt Trời theo hình tam giác (cạnh 2,5 triệu km) trong khi bắn tia laser sóng Trọng lực (Gravitational waves) nhằm tạo sự thay đổi nhỏ tới khoảng cách giữa các tia này. Chiều không gian thứ 4 sẽ thay đổi cách mà sóng hấp dẫn trải rộng trong không gian.
Chiều không gian thứ 4 sẽ được khám phá nếu sự thay đổi này được phát hiện. Như vậy, sóng hấp dẫn sẽ là chìa khóa mở ra chiều không gian thứ 4.
Inline image
Sứ mệnh khám phá chiều không gian thứ 4. Ảnh AEI.
Nhà khoa học Gustavo Lucena Gomez đẫn đầu nhóm nghiên cứ tại Viện Max Planck (Max Planck Institute) về Vật lý Lực hấp dẫn (Gravitational Physics) tại Potsdam, Đức cho hay:
“Nếu có một chiều khác trong vũ trụ, thì sóng hấp dẫn có thể chạy theo bất cứ chiều nào, thậm chí cả chiều không gian bên ngoài”.
Lực hấp dẫn là lực yếu hơn các lực cơ bản rất nhiều, do đó các chuyên gia cho rằng điều này có thể là do một phần của chúng bị thoát khỏi chiều không gian bên ngoài”.
Từ đó, nhóm nghiên cứu Đức đã tìm cách tính toán ảnh hưởng của chiều không gian bên ngoài này và nhận thấy 2 tác động kỳ lạ: Sóng ngoài (extra waves) với tần số cao và sự thay đổi của sóng hấp dẫn theo không gian.
Khi sóng hấp dẫn đi vào chiều không gian bên ngoài, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng chúng sẽ sinh ra một “tháp” (tower) của sóng hấp dẫn bên ngoài (extra gravitational waves) với tần số cao hơn.
Do đó, khi phát hiện ra sự thay đổi của tần số sóng hấp dẫn thì có thể phát hiện ra chiều không gian thứ 4 đó!
Tiến sĩ Emilian Dudas từ trường Bách khoa Paris (Ecole Polytechnique), Pháp cho biết:
“Chiều không gian bên ngoài đã được thảo luận trong một thời gian dài từ nhiều quan điểm khác nhau. Sóng hấp dẫn có thể là một bước ngoặt trong việc tìm kiếm chiều không gian này”.
(Bài viết được dịch từ nguồn: Newscientist.com, Dailymail.co.uk)