Có rất nhiều người không hiểu được việc tại sao nhân loại phải cố gắng đi tìm sự sống ngoài hành tinh mẹ Trái Đất. Họ lo ngại về mối đe dọa từ người ngoài hành tinh không thiện chí và một cuộc xâm lược tàn phá cấp độ hành tinh.
Tuy vậy, con người vẫn khát khao được ai đó biết đến rằng ở một thiên hà xa xôi, đã từng có một hành tinh mang trong mình sự sống với giống loài mang tên nhân loại. Chúng ta đã gửi đi hai người liên lạc vũ trụ là hai tàu Voyager 1 và Voyager 2 với những chiếc đĩa vàng ghi lại những khung cảnh và lời chào từ Trái Đất.
Không biết bao lâu nữa thì chúng ta có thể tự mình đi ra khỏi hệ Mặt trời, nhưng trước mắt thì công cuộc khám phá những người anh em vẫn đang tiếp diễn. Trong đó nổi bật nhất và khám phá sao Hỏa và Mặt trăng.
Phát hiện năng lượng trên “vệ tinh tự nhiên” của Trái Đất
Trong tiến trình khám phá các vật thể ngoài vũ trụ thì Mặt trăng đã trở thành nơi đầu tiên được các nhà khoa học khám phá và thu thập các mẫu vật về Trái Đất. Đây là vật thể quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ sự sống trên Trái Đất, mặt trăng duy trì thủy triều, tạo ra tín hiệu di chuyển cho các loài sinh vật,…
Lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng là vào ngày 20/7/1969, sau 50 năm, cuối cùng, những mẫu vật của vệ tinh tự nhiên cũng chạm đến mặt đất nhờ Tàu thăm dò Thường Nga 5 của Trung Quốc. Con tàu này hạ cánh vào ngày 17/12/2020 mang theo 1.731 gram mẫu vật. Hiện tại, tất cả các mẫu vật trên đều đã được phía hàng Không vũ trụ Trung Quốc giao lại một phần cho 13 tổ chức khác nhau đồng nghiên cứu.
Sau khi tiến hành quy trình phân tích đơn giản, các nhà khoa học khẳng định lại giả thuyết mặt trăng hình thành từ các núi lửa trong khoảng thời gian cách đây gần hai tỷ năm. Các khoáng chất từ vệ tinh này để hiện mức đồng vị phóng xạ cực kỳ cao cho thấy một nguồn năng lượng khổng lồ đang được ẩn dấu. Kho năng lượng ấy mang tên heli-3. Bản chất của các ngôi sao là lõi sắt và lõi heli. Đây là hai nguồn năng lượng giúp chúng phát sáng và hoạt động, giống như mặt trời. Tuy nhiên, nguồn heli của Mặt trăng không tồn tại trong lõi, nó ở trực tiếp trên bề mặt vật chất của vệ tinh tự nhiên.
Heli-3 là một đồng vị heli nhẹ, không phóng xạ với hai proton và một neutron. Tuy nó không thể ứng dụng cho công nghệ hạt nhân hiện tại nhưng cũng có thể sẽ hữu dụng cho các động có sạch tương lai trên Trái Đất. Heli-3 có rất nhiều ứng dụng trong công nghệ nhiệt hạch và hạn chế cháy nổ mất kiểm soát trong các lò phản ứng.
Các nhà khoa học đã tìm ra nguồn năng lượng mới từ mẫu vật trên Mặt Trăng.
Nó hữu dụng hơn radium và uranium ở chỗ vẫn tạo ra một nguồn năng lượng xung động cực lớn nhưng không gây nhiễm phóng xạ lên các vật thể xung quanh nhờ tính bán rã thấp. Hiểu một cách đơn giản rằng nó có thể phân rã nguyên tử theo dây chuyền nhưng chỉ đúng với các cấu trúc heli-3.
Đáng tiếc, loại đồng vị phóng xạ này chỉ tồn tại khoảng 500kg trên Trái Đất và rất khó thu thập do tính rải rác của chúng, nhưng trên Mặt Trăng thì nguyên tố này lại chiếm tới một triệu tấn. Các nhà năng lượng ước tính rằng, nếu chúng ta khai thác được tài nguyên này trên mặt trăng thì con người sẽ không phải đối mặt với thảm họa thiếu hụt năng lượng cho 10.000 năm tới.
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, nhân loại đã phải loay hoay với công nghệ hạt nhân quá nhiều rủi ro của chính mình. Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Fukushima là hai bài học đắt giá nhất về hậu quả khủng khiếp nếu xảy ra sai sót với năng lượng hạt nhân. Có sự xuất hiện của heli-3, mọi thứ sẽ dần thay đổi.
Nhân loại có thể học cách sản xuất năng lượng như quy trình đốt cháy lõi của Mặt Trời. Sở dĩ những ngôi sao có thể phát sáng là nhờ tiêu tốn năng lượng heli như một lò phản ứng hạt nhân tự nhiên. Khi nghiên cứu về chu kỳ sống 11 năm của Mặt Trời, người ta đã ước tính một cách sơ bộ rằng: Mỗi giây Mặt trời tổng hợp khoảng 600 triệu tấn hydro thành heli trong lõi và kết quả là 4 triệu tấn vật chất được chuyển hóa thành năng lượng.
Đó là lý do tại sao nó có thể cung cấp lượng nhiệt khổng lồ cho việc duy trì sự sống trên Trái Đất. Người ta có thể so sánh lượng nhiệt mà ngôi sao này cung cấp tương đương với việc loài người đốt một triệu tấn than mỗi ngày. Chính vì thế mà trong tương lai, các nhà khoa học muốn tạo ra con đường công nghệ khai thác và tận dụng nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ từ Mặt Trăng.
Tính nguy hiểm và mối đe dọa từ các mẫu vật trên hành tinh đỏ – sao Hỏa
Trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, chúng ta thường thấy tình trạng sinh vật kỳ dị tái sinh từ các mẫu vật từ hành tinh khác và gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đó chính xác không phải chỉ là nỗi lo trên phim ảnh mà thực sự có thật. Con người thực sự có ý định khai thác các nguồn năng lượng khổng lồ khác ngoài Mặt Trăng như sao Hỏa nhưng việc lấy mẫu vật vẫn đang gặp trở ngại.
Trong nhiệm vụ gần đây nhất, tàu thăm dò cùng robot tự hành đổ bộ hồi tháng 2 năm 2021 đang tiến hành thu thập các mẫu đất đá từ hành tinh đỏ. Tuy nhiên, sứ mệnh này đã vấp phải sự phản đối của một bộ phận giới khoa học do lo ngại virus ngoài hành tinh sẽ tái sinh và gây hại nên hệ sinh thái toàn cầu và con người.
Tính tới thời điểm hiện tại, hành tinh đỏ vẫn nằm trong diện các tiểu hành tinh có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. Những báo cáo mới nhất về ảnh chụp bề mặt sao Hỏa cho thấy sự xuất hiện của một nguồn nước lớn cách đây 3,9 tỷ năm. Sao Hỏa được coi như cái nôi của sự sống hệ Mặt Trời và là hình ảnh phản chiếu tương lai lụi tàn của Trái Đất.
Nó có kích thước tương đương với Địa cầu, số ngày trong năm và hình dạng địa hình tương đối giống với hành tinh xanh của chúng ta. Hình dáng lạnh lẽo ngày nay của nó có lẽ tương đồng với hình ảnh của Trái Đất thời kỳ đầu, cụ thể là trong giai đoạn phát triển sinh vật đơn bào. Chính vì thế mà giới nghiên cứu quan ngại việc tồn tại sinh vật lạ trên các mẫu vật đất đá.
Minh chứng về sự sống trên Sao Hỏa
Tính từ mùa xuân năm 2021, tới nay đã có hơn 4500 bức ảnh quan sát được gửi về Trái Đất thông qua tín hiệu truyền tin trực tiếp trên robot tự hành Perseverance. Trong đó có khám phá về hai mẫu đá magma tại đồng bằng trên miệng núi lửa Jezero. So sánh sự xoáy mòn và các đường vân địa chất do dòng hải lưu để lại, giới khoa học càng chắc chắn hơn về sự tồn tại của nước – vốn được coi là khởi nguồn của toàn bộ sự sống.
Hình dạng của 3 lớp nước cuối cùng cho thấy dòng hải lưu đã hình thành từ rất sớm và mang tính chất ổn định. Đồng thời các cuộc thăm dò bằng tàu vũ trụ trang bị tia laze và radar đã tìm thấy thêm khí metan bên dưới chỏm băng tại cực Nam hành tinh. Lượng khí này biến đổi đa dạng theo mùa, thậm chí là theo ngày.
Trong thí nghiệm mô phỏng lại sự xuất hiện sự sống trên Trái Đất của Standley Miller, khí metan là một tác nhân quan trọng, đóng vai trò cung cấp môi trường và nhiệt để tổng hợp sự sống. Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu tin rằng, sao Hỏa thực sự tồn tại các sinh vật cổ đại.
Các nhà khoa học NASA muốn chắc chắn rằng không một sinh vật dị dạng nào có thể xâm chiếm Trái Đất. Điều này được minh chứng bởi phát biểu của ông Peter Doran- một nhà địa chất đến từ bang Louisiana:” Tôi nghĩ rằng sự góp mặt của sự sống trên bề mặt hành tinh đỏ là rất thấp nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng cho mọi trường hợp”.
Trong tương lai, các mẫu vật sẽ sớm quay lại hành tinh mẹ vào năm 2030. Tất cả các công tác chuẩn bị đang được hoàn tất nhằm khử trùng toàn bộ các thiết bị và mẫu vật trở lại mặt đất.