“THE LAST DAYS IN VIETNAM”- RORY KENNEDY
Đào Như
Có lẽ nhằm mục đích để nhớ lại 40 năm sau cuộc chiến Vietnam-War, và cũng để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Viêt-Mỹ, Rory Kennedy, nhà đạo diễn cũng là người sản xuất điện ảnh, đã bắt đầu cho trình chiếu cuốn phim “The Last Days In Vietnam” hôm 17-January-2014 trong dịp lễ hội Sundance Film Festival. Phim dài 98 phút do bà thực hiện dựa trên sử liệu phim ảnh về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam…
Nhà đạo diễn Rory Kennedy đã làm sống lại những giờ phút cuối cùng của tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon triệt thoái khỏi Viêt Nam để dựng lại hình ảnh của cuộc chiến đã cướp mất nhiều triệu sanh linh Viêt Mỹ, trong đó có 56,000 lính chiến Mỹ. Phim “The Last Days In Vietnam” đang là đối tượng của giải Oscar, giải điện ảnh danh giá của Mỹ, nhờ ở chỗ Rory Kennedy kết hợp tài tình những bài phát biểu của những người đã can dự vào cuộc chiến. Rory Kennedy đề cao vai trò của Henri Kissinger, bộ trưởng Ngọai giao đương thời của Mỹ, như là một nhà chiến lược tài ba của cuộc chiến Mỹ tại Viêt Nam. Phim “The Last Days In Vietnam” là sự phối hợp trộn lẫn, đan xen, những tư liệu từ những bài tường thuật của những nhân vật can dự vào cuộc chiến, từ Thủ đô Washington đến Saigon như việc Tổng thống Gerald Ford thất bại trong việc yêu cầu lưỡng viện Quốc Hội Mỹ chấp thuận viện trợ, thêm quân cho chính phủ Nam Viêt Nam- South Vietnamese, đã đưa đến hậu quả khốc liệt như thế nào! Rory Kennedy đề cao nhân cách và lòng dũng cảm của Đại sứ Mỹ, Graham Martin, vẫn hiện diện tai Saigon trong thời khoảng hiểm nguy và hiện diện đến phút cuối cùng của cuộc di tản. Rory Kennedy biết làm sống lại những trang sử đầy xúc động của các nhân viên tình báo trung ương-CIA- và của quân nhân Thủy Quân Lục Chiến có mặt tai tòa đại sứ Mỹ tai Saigon. Rory Kennedy cũng phỏng vấn những sĩ quan của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. đã tùng làm việc song song với với lực lượng quân sự Mỹ hoặc các sinh viên Saigon, họ nói lên sự may mắn của họ nhờ sự giúp đỡ của Mỹ mà họ trốn thoát được chủ nghĩa Cộng sản. Những cuộc phỏng vấn đầy xúc động làm rung động trái tim của khán giả
Vào thời khoảng 30-4-75, tòa đai sứ Mỹ tại Saigon được coi như là thiên đàn còn sót lại trong giờ phút cuối cùng, hàng trăm người được trực thăng vận đến tàu Mỹ nhưng cũng có hàng ngàn người Việt bị bỏ lại, sau này họ là đối tượng của chính sách tù đày cải tạo tư tưởng của chính quyền cộng sản Hà Nội.
Rory Kennedy cũng phỏng vấn cựu đại úy Mỹ, Stuart Harrington, người có mặt trong sân tòa đại sứ Mỹ tại Saigon để phụ giúp cuộc di tản. Rory Kennedy thật sư xúc động khi thấy ông ta khóc khi ông ta hồi tưởng lại hình ảnh hàng trăm người Viêt Nam trong sân và trên sân thượng, nóc lầu của tòa đại sứ Mỹ, và ông cam kết với họ, họ sẽ được Mỹ bốc, sẽ không có ai bị bỏ rơi. Và đúng như vậy, ông nói, tất cả người Việt có mặt trong khuôn viên tòa đại sứ Mỹ hôm ấy đều được Mỹ bốc không một ai bị bỏ rơi! Harrington hiên ngang phát biểu: ”khi bạn ở trong khuôn viên tòa đại sứ Mỹ, bạn được bảo đảm như bạn đứng trên đất nước Mỹ-When you are in American Embassy, you are on American Soil”. Nhưng vẫn ngờ vực nhiều điều tường thuật của đại úy Harrington, Rory Kennedy tìm đến phỏng vấn một người Việt Nam cũng có mặt trong khuôn viên tòa đai sứ Mỹ hôm ấy và mong được Mỹ bốc vào phút cuối cùng của cuộc di tản. Nhưng ông ta bị bỏ rơi, sau đó, cũng như hàng triệu người khác bị Mỹ bỏ rơi, tất cả đều bị công sản bắt giải đến các trại tâp trung học tập cải tạo lao động.
Sau những cuộc phỏng vấn Rory Kennedy rút ra bài học lịch sử qua câu phát biểu của chính bà: “Mỗi khi chúng ta đưa quân vào một vùng lãnh thổ nào chúng ta phải nghĩ đến kế hoạch ngày nào đó chúng ta triệt thoái người của chúng ta một cách bảo đảm an toàn”. Khi phát biểu câu nói trên, chác hẳn Rory Kennedy muốn nhắc lại hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq mà nước Mỹ đã dấn thân và sa lầy ở đó sau cuộc chiến Vietnam-War.
Cũng như một số trí thức Mỹ, Rory Kennedy cảm thấy ân hận vì nghĩ rằng cuộc triêt thoái của quân đội Mỹ ra khỏi việt Nam một cách vội vã gần như một cuộc tháo chạy, đã lôi theo sự sụp đổ của chính thể miền Nam Viêt Nam. Theo nhiều nhà bình luận Mỹ: giá trị của cuốn phim “The Last Days In Vietnam” nói lên niềm ân hận muộn màng đó, của giới trí thức Mỹ. Đó cũng là ưu điểm của “The Last Days In Vietnam”. Do đó có rất nhiều hy vọng cuốn phim này sẽ đoat giải Oscar về Tài liêu..
Thật sự đối với lịch sử Vietnam-War, Rory Kennedy chỉ nghe người khác kể lại khi bà lớn lên. Như vây ký ức về Vietnam-War của Rory Kennedy chỉ thuộc vào loại “second hand memory”, chỉ nghe người khác kể lại hay qua phim ảnh tại Hollywood phục vụ lợi ích của Mỹ, hoặc những bài tường thuật tranh cãi tại lưỡng viện Quốc Hội Mỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ ở hải ngoại. Cha bà TNS Robert Kennedy bị giết chết vào ngày 6 tháng 6 năm 1968 tại Los Angeles lúc đó bà còn là một bào thai, 3 tháng tuổi trong bụng mẹ. Rory Kennedy nói rằng mình viết lại câu chuyện của cuộc chiến sai lầm và định mệnh-ill Fate War, mà cha của bà, trước khi bị giết chết, đã từng cố gắng kêu gọi người Mỹ phải sớm chấm dứt cuộc chiến này.
Do đó “The Last Days In Vietnam” được phủ bởi một lớp áo choàng bên ngoài với những nét bi tráng , vinh quang cũng như tủi nhục, gian dối và chân thật, tạo nên một bức tranh tâm linh của xã hội Mỹ nhìn vào ngày kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Nội dung của “The Last Days In Vietnam” chỉ là cái ngoại hình của cuộc chiến. “The Last Days In Vietnam” không nói lên được những nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn cũng như cơ chế của cuôc chiến kéo dài 2 thập kỷ có nhiều góc khuất vẫn còn cần lich sử soi sáng, minh bạch hóa trong tương lai.
Rory Kennedy nghĩ gì khi thấy những thành viên của tổ chức CodePink phản đối Henry Kissinger tại Thượng viện Mỹ. Họ tố cáo Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh, là tên đồ tể đã giết hại nhiều triệu người Việt, người Lào, Campuchia, East Timor, Chile. Các thành viên CodePink yêu cầu Interpole dẫn độ Henry Kissinger về Tòa Án Quôc tế -Tội phạm Chiến tranh ở La Haye. Henry Kisinger đã là thần tượng của Rory Kennedy trong “The Last Days In Vietnam”. Chắc chắn Rory Kennedy phải vỡ mặt và thức tĩnh khi thấy rõ chiếc koòng bằng thép mà các thành viên CodePink áp vào mặt Henry Kisinger hôm 29-1-2015 tại Thượng viện Hoa Ký
Có phải chăng nguyên do của sự sụp đổ của Chính phủ miền Nam là vì Hoa Kì rút quân ra khỏi Nam Việt Nam; hay là nguyên nhân sâu xa nhất của sự rút lui tháo chạy của quân đội Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam là do sự triệt hạ nhà yêu nước của Việt Nam, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, một sự sai lầm đã làm mất đi chính nghĩa của cuộc chiến đấu của người Việt Nam chống lại sự chi phối và sự xâm nhâp quân đội ngoại bang, hầu thống nhất đất nước trong hòa bình. Một khi cuộc chiến đấu mất đi chính nghĩa thì sự sụp đổ của nó là điều không thể tránh được.
Khi nào chính phủ Nam Việt Nam chưa bị hoàn toàn sụp đổ; khi người lính Việt Nam Cộng Hòa chưa chịu buông súng đầu hàng cộng sản, thì khi đó quân đội Mỹ khó mà tháo chạy được. Do đó Mỹ đâm ra hốt hoảng. Điển hình cho trạng thái này của Mỹ là câu nói vô luân của Henry Kissinger: ”Sao bọn Chính phủ miền Nam Viêt Nam chưa chịu chết lẹ đi?”. Tuy bản chất câu nói của Henry Kissinger là vô luân, nhưng nghĩ cho cùng câu nói ấy soi sáng sự thật lịch sử: chỉ có sự sụp đổ hoàn toàn chính phủ miền Nam Việt Nam là nguyên nhân của sự rút lui của quân đội Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam; chứ không phải sự rút lui của quân đội Mỹ đã làm sụp đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đó cũng là sự minh xác lịch sử cho thấy việc chính phủ Mỹ đã triệt hạ nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam năm 1963 đã đưa đến viêc quân đội Mỹ phải tháo chạy ra khỏi toàn cõi Đông Dương mọt cách nhục nhã vào ngày 30-4-75
Chúng ta phải công bằng trước lịch sử, chúng ta phải biết liêm sĩ trước vong linh của 4 triệu đồng bào Viêt Nam và 56,000 sanh linh thanh niên yêu nước Mỹ, chúng ta phải nói lên sự thật dù cho sự thật có phũ phàng, đau đớn, cho dân tộc Mỹ và các dân tộc Đông Dương
Hy vọng đó cũng là lý do thầm kín của nhà đạo diễn điện ảnh Mỹ, Rory Kennedy, khi bà thực hiện những thước phim”The Last Days In Vietnam”./.
Đào Như
Chicago 30-4-2020.