Cách lấy dằm, gai ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, không đau

Bị dằm, gai đâm vào da là nỗi phiền toái với cả trẻ em và người lớn. Khi bị gai nhọn, dằm đâm vào chân, bạn chớ nên chủ quan bởi bị dằm đâm vào chân lâu ngày có thể gây ra tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng. Vậy phải làm sao khi dằm đâm vào chân không lấy ra được. Dưới đây là một số cách lấy dằm ra khỏi chân dễ dàng, không gây đau đớn.
Khi bị dằm đâm vào tay chân, chúng ta thường có thói quen dùng kim để khều chúng ra. Tuy nhiên, cách làm này gây ra những tổn thương đáng kể cho phần da thịt xung quanh và càng khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn. Hãy thử áp dụng một trong những cách lấy dằm ra khỏi chân sau đây:

Lấy dằm bằng băng dính:
Trong trường hợp những mẩu dằm nhỏ còn phần đầu nhô lên trên bề mặt da nhưng không thể dùng nhíp gắp ra được thì sử dụng băng dính chính là lựa chọn hợp lý lúc này. Bạn chỉ cần dán băng 1 lớp băng dính lên vùng da bị dằm đâm, sau đó miết nhẹ rồi giật thật mạnh là được. Nếu bạn chẳng may bị nhiều mảnh dằm đâm vào cùng một vị trí thì sử dụng cách làm này là thích hợp nhất.

Lấy dằm bằng cách ngâm giấm trắng:
Pha loãng giấm trắng cùng với nước sạch theo tỉ lệ 1:1. Đầu tiên, bạn nhũng vùng da bị dằm đâm vào nước ấm để làm mềm da, sau đó ngâm vào nước giấm pha loãng khoảng 10 – 15 phút. Giấm trắng có nồng độ axit cao hơn so với nồng độ dung môi trong cơ thể sẽ giúp bạn kéo miếng dằm ra khỏi chân. Tuy nhiên, giấm trắng có thể khiến chỗ bị dằm đâm hơi rát và xót. Nếu xung quanh vết dằm có vết thương hở thì bạn không nên áp dụng cách làm này.

Lấy dằm bằng baking soda:
Cách làm này khá đơn giản nhưng hiệu quả hơi lâu. Bạn chỉ cần hòa tan một muỗng baking soda vào chén nước nhỏ. Sau đó, ngâm vùng da bị dằm đâm vào chén nước. Làm cách này mỗi ngày 2 lần thì chiếc dằm bị kẹt trong da bạn sẽ tự động chui ra ngoài chỉ sau vài ngày.

Lấy dằm bằng bình thủy tinh:
Nếu chẳng may bị dằm đâm vào chân thì việc đầu tiên phải cần làm là chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh miệng rộng. Đổ nước nóng vào gần đầy bình. Sau đó, bạn hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình . Miếng dầm sẽ bị kéo tuột ra nhờ áp suất của hơi nóng trong bình. Phương pháp này thích hợp để dùng trong những trường hợp bị dằm đâm vào những vùng da có diện tích rộng như lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Lấy dằm bằng vỏ chuối:
Có một cách rất hiệu quả để lấy dằm ra khỏi chân chính là dùng vỏ chuối chín. Bạn chỉ cần lấy một mảnh vỏ chuối chín rồi chà xát nhẹ mặt trong cue vỏ lên nơi bị dằm đâm. Sau đó, dùng băng để quấn chỗ bị dằm đâm lại để qua đêm. Chất enzyme có trong quả chuối sẽ giúp đẩy dầm ra ngoài. Cách này rất hữu ích trong những trường hợp dằm ghim dưới da.

Lấy dằm bằng khoai tây:
Khoai tây cũng là một loại thực phẩm có thể lấy dầm ra khỏi da hiệu quả. Bạn thái một lát khoai tây sống rồi áp lên vùng da bị đâm, sau đó dùng băng gạc cố định lại. Sau một giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ giúp miếng dằm tự động bong ra. Đối với những mảnh dằm lớn hay ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây để qua đêm.

Lấy dằm bằng xà phòng:
Bạn lấy một ít bọt xà phòng thấm đề vào chỗ bị dằm đâm rồi để trong vài giờ. Dưới tác dụng cue xà phòng, dằm sẽ tự nhú lên. Bây giờ, bạn chỉ cần dùng kẹp gắp dằm ra và rửa lại bằng nước sạch là có thể chấm dứt cảm giác khó chịu. Với cách làm này, bạn cần chú ý dùng loại xà phòng có chất lượng tốt để tránh khả năng nhiễm trùng có thể xảy ra.

Lấy dằm bằng vaselin hoặc dầu ăn:
Khi bị dằm đam vào tay sẽ có cảm giác rất khó chịu, nếu phần đầu dằm còn nhô ra bên ngoài thì bạn có thể dùng nhíp để lấy ra. Nhưng khi dùng nhíp để lấy dằm ra sẽ rất buốt vì đụng chậm đến phần da thịt bên trong. Để giảm cảm giác đau buốt, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu ăn hoặc vaselin vào chỗ bị dằm đâm để vệc lấy ra được trơn tru hơn.

Chú ý nếu dằm đâm vào mắt hoặc gần mắt:
Nếu có bất cứ thứ gì lọt vào mắt, bạn cần che mắt bị thương lại và gọi cấp cứu ngay lập tức. Không cố lấy dị vật ra – bạn có thể gây tổn thương cho mắt và làm tổn hại thị lực. Cố gắng nhắm cả hai mắt cho đến khi có sự giúp đỡ để cho mắt bị thương càng ít cử động càng tốt.

Vật lớn, không nên tự ý lấy ra…
Những cách lấy dằm ra khỏi chân ở trên mặc dù rất tiện lợi và hữu ích vì hoàn toàn sử dụng những vật dụng có sẵn trong nhà nhưng nó chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, dằm nhỏ. Trong trường hợp bị dằm đâm vào chân lâu ngày hoặc dằm đâm mưng mủ bạn cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn đạp phải một vật có kích thước tương đối lớn, chẳng hạn cây đinh, thì đừng nên vội lấy ra bởi nó có thể gây tổn thương mạch máu, thậm chí làm chảy máu ồ ạt. Việc tự loại bỏ dị vật cũng sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật viên khi xử lý tình huống vì khó xác định chính xác các tổn thương sâu bên trong.
Trong tình huống đó, tốt nhất là nên tìm cách cầm máu tạm thời, cố gắng đừng để dị vật xô lệch hay cắm sâu thêm và nạn nhân cần nhanh chóng đến Bệnh viện.

Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm ra:
– Cầm máu. Nếu vết thương chảy máu sau khi lấy dằm ra, bạn hãy dùng bông gòn ép lên vết thương. Giữ yên vài phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy.
– Sát trùng vết thương. Sau khi loại bỏ chiếc dằm, bạn cần chú ý làm vệ sinh các vết đâm nhỏ. Rửa bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng khăn sạch thấm khô và lau bằng bông tẩm cồn. Cồn là chất sát trùng rất tốt, nhưng giấm trắng, i-ốt và ô xy già cũng có hiệu quả. Nếu không có bông tẩm cồn, bạn có thể dùng tăm bông sạch và nhúng vào cồn để lau vết thương. Bạn sẽ thấy xót khi thoa cồn, nhưng cảm giác xót chỉ kéo dài trong chốc lát.
– Thoa thuốc mỡ kháng sinh. Thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin có tác dụng chống nhiễm trùng. Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên vết thương đã sát trùng. Bạn có thể mua kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh ở bất cứ hiệu thuốc nào gần nhà.
– Băng vết thương. Sau khi rửa và sát trùng, bạn nên để vết thương khô hẳn. Dùng băng cá nhân băng lại để tránh bị kích ứng và bụi đất. Bạn có thể tháo băng ra sau một hoặc hai ngày.

Leave a Reply

Vui lòng bình chọn

Your email address will not be published. Required fields are marked *