Chuyện kể trên đồi cam

Nguyễn Xuân Hoàng

 

1.
Cuối mùa hè rồi, tôi đem đứa con gái nhỏ xuống Cali. Thật ra, có lẽ tôi phải nói là dọn sang Cali mới đúng.
Con tôi năm nay được tám tuổi. Bataan nói với tôi là con nhớ mẹ. Tôi hiểu điều đó nhưng đành chịu, không biết
cách nào giải thích cho con.
Bataan là đứa con duy nhất của chúng tôi. Tôi lấy Nga cuối năm bNy chín sau khi ở trại học tập cải tạo ra. Nga
là em gái của một người bạn cùng trại tù với tôi. Anh ấy tên Ðông… Ðầu năm bNy chín tôi bị đưa về Hàm Tân
rồi được thả, còn Ðông bị đNy ra Bắc.
Tôi đến thăm gia đình Ðông ngay khi ra khỏi tù. Ba má Ðông đã già. Ðó là một gia đình người Nam, rất Nam
kỳ quốc. Lần đầu tiên gặp ba Ðông, tôi thấy ông mặc một bộ đồ bà ba trắng, đeo kính lão loại tròn như hai chữ
O, thòng xuống sống mũi. Ông ưa nói chuyện thời sự thế giới và tình hình chính trị hơn là hỏi về con trai mình.
Má Ðông thì rất ít nói. Bà chỉ lặng lẽ khóc khi dọn cơm cho tôi ăn và gợi tôi kể chuyện tù, thỉnh thoảng hỏi đôi
câu về đời sống tù của Ðông. Bà nhắc những tật của Ðông như nói lắp, ưa cãi và làm biếng. Tôi cho bà biết
Ðông tuy bệnh nói lắp vẫn còn, nhưng không phải là người ưa cãi. Anh ấy nhiều lúc im lặng như hòn đá. Còn
cái tật làm biếng thì anh ấy nổi tiếng khắp trại. Ðông chỉ hay nói một câu mà tôi còn nhớ đời ”Cái ông gì gì đó
cho rằng nếu phải nhổ một sợi lông chưn mà làm thay đổi cả thế giới thì ổng cũng không nhổ. Còn tao, thế giới
nó đang thay đổi tao, mắc mớ gì tao phải nhổ lông chưn chớ!” Tôi được ăn một bữa cơm gia đình ngon không
thể tưởng. Món mắm và rau của người Nam, tôi đã từng nhiều lần thưởng thức, nhưng chưa bao giờ tôi thấy
ngon như hôm đó. Có lẽ thấp thoáng giữa câu chuyện trong tù- ngoài đời, tôi được hỗ trợ bằng đôi mắt trong
sáng của Nga. Nga lúc đó mới mười tám tuổi, còn tôi đã ba mươi. Một tháng sau, chúng tôi lấy nhau.

2.
Ðầu năm tám mươi chúng tôi vượt biên. Vàng bỏ ra mua chuyến đi cho hai đứa là của gia đình Nga. Tôi có gì
đâu. Cuộc hải trình rất là thuận buồm xuôi gió. Chúng tôi đến Phi Luật Tân, lên đảo Palawan, sau đó chuyển
sang Bataan.
Tại đây Nga sanh cháu gái mang tên của trại tạm cư này. Chưa đầy một năm sau chúng tôi đi Mỹ. Người bảo
trợ có bà con xa bên phía tôi. Nga chỉ muốn đi Mỹ, chớ không chịu đi Pháp, mặc dù Nga còn có mấy ông anh
bà chị đi du học bên đó từ trước bNy lăm.
Suốt gần bảy năm trời ở Virgina, tôi chỉ có một địa chỉ duy nhất, đó là căn nhà thuê trên đường Năm Mươi,
thành phố Falls Church. Tôi làm đủ thứ nghề, nhưng không nghề gì ra nghề gì. Từ ”nghề” (tôi sợ mình lạm
dụng chữ nghề này lắm) đi nhét giấy quảng cáo bán nhà cho một cơ sở địa ốc, cho đến ”nghề” thợ sơn, ”nghề”
thợ điện vịn, ”nghề” lau chùi các cửa hàng trong khu thương xá người Việt, ”nghề” hầu bàn cho một tiệm ăn
Tàu… ” nghề” gì tôi cũng làm. Tôi vẫn nghĩ bụng, tưởng đã chết rục trong tù, sống thế này đã là hạnh phúc lắm
rồi! Chỉ có một điều cần làm là đi học ngay tiếng bản xứ thì tôi lười biếng. Có thể tôi vốn là thằng sợ chữ nghĩa.
Từ nhỏ tới giờ tôi chưa bao giờ đọc hết một cuốn sách mà không ngủ gà ngủ gật. Nga trông cháu Bataan khi tôi
đi kiếm tiền và khi tôi trở về mệt mỏi với những thứ công việc tay chân thì cô ấy giao cho tôi một công việc nhẹ
nhàng khác là giữ con cho cô đi học. Nga học giỏi, đọc báo đọc truyện một cách say mê, nói tiếng Anh lưu loát,
hội nhập đời sống Mỹ nhanh. Cô tốt nghiệp ngành điện toán về thảo chương trình. Ðó là Nga dịch ra cho tôi
như vậy về chữ Computer Programmer.
Căn nhà chúng tôi ở ngó ra đường Năm Mươi. Ðó là một con đường khá nhộn nhịp. Nó chạy thẳng qua thủ đô
Hoa Thịnh Ðốn, nơi mà tôi đã từng nghe tiếng khi còn ở Sài gòn. Hai cha con tôi lúc rãnh rỗi có dịp vào xem
các viện Bảo tàng Mỹ thuật. Hoa Thịnh Ðốn vĩ đại với những tượng đài và cả lịch sử hình thành của nó. Con
sông Potomac mùa đông đóng băng. Chim chóc đi lại trên đó như đi trên đất liền. Mùa thu ở Virginia thì khỏi
nói. Nó còn đẹp hơn trong tranh vẽ nữa kìa.

3.
Nga là một người vợ dễ thương. Cô ấy ít nói. Tôi thích người đàn bà ít nói. Cô ấy lại dịu dàng, chiều chồng và
thương yêu con. Bao giờ cũng vậy tủ lạnh nhà tôi đầy bia và đồ nhậu. Nga không bao giờ để tôi phải đòi hỏi
một thứ gì. Mà thật ra tôi không biết mình muốn gì để mà đòi ngoài tình yêu của vợ con. Tôi đang có một đời
sống thần tiên so với những ngày trong tù cải tạo. Tôi tự do đi đứng. Tôi lao động có tiền, dù là số tiền ấy hơi
khiêm tốn. Tôi có trong tay một người đàn bà thông minh, xinh đẹp và dịu dàng. Và tôi còn có một đứa con gái
ngoan. Bataan luôn miệng nói con yêu cha nhiều hơn yêu mẹ.
“Tại sao?”
“Không biết!”
Bataan trả lời bằng tiếng Mỹ, lên giọng xuống trầm êm tai lắm.
Sau cùng Nga cũng tìm được một việc làm ở bên Ði Xi. Một việc làm nhẹ nhàng nhưng lương bổng hậu. Người
chủ đối xử với Nga khá tốt. Nga ăn mặc rất hợp thời trang. Tôi có cảm tưởng như mỗi ngày Nga một đẹp hơn.
Cái cảm tưởng ấy càng làm tôi thấy mình hạnh phúc hơn.
Ở Hoa Thịnh Ðốn có nhiều người da đen nghèo. Mùa đông năm rồi, có một người da đen nằm chết cóng trong
nhà lồng bằng sắt giữa một công viên đầy hoa ngay phía trước Tòa Bạch Ốc. Nhưng một số người Ðại Hàn và
cả người Việt Nam nữa thì lại khá thành công về mặt thương mãi. Lương bỗng thì ai cũng rõ, Nga hơn tôi
nhiều. Tay hòm chìa khóa cô ấy nắm hết. Ðôi khi Nga đùa nói với tôi lương anh không đủ cho en mua son phấn
quần áo. Tôi chỉ biết cười.
Tôi đi lính năm hai mươi tuổi. Ở tù bốn năm, lấy vợ khi chẳn cái tuổi ba mươi. ” Tam thập nhi lập”, cha tôi hay
nói như vậy. Nhưng tôi có ”lập” được cái gì đâu. Những ngày ra tù sống lông bông lêu bêu trên hè phố nhiều
hơn là trong nhà. Không có ”hộ khNu” không có công ăn việc làm. Tôi là kẻ sống ngoài lề xã hội mới. Công an
phường đưa giấy cho tôi, bắt đi kinh tế mới. Kinh tế mới? Ðó là những căn chòi xác xơ, nằm bên một con kinh
đào khô nước. Nhìn quanh quất tứ bề chỉ thấy khổ nhục. Ngay cả những nụ cười cũng chỉ là gượng mà thôi.
Gia đình Nga đã cho tôi một đôi đũa thần tiên là Nga. Tôi bỏ lại sau lưng cuộc chiến tranh mà tôi đã từng tham
dự. Tôi xin Nga hai tháng một lần cho tôi đóng thùng quà gởi về cho Ðông hiện đang ở trong một trại cải tạo
trong Nam. Nga không phản đối (tất nhiên Ðông là anh ruột cô ấy chớ đâu phải anh ruột tôi) nhưng cô ấy có vẻ
không vui. Tôi thì tứ cố vô thân. Gia đình không còn ai. Cha mẹ tôi đã chết từ năm BNy Hai. Tôi còn một bà chị,
nhưng chị đã biệt tích từ năm Bảy Lăm.

4.
Một buổi tối cuối tháng Tám, tôi từ sở làm trở về (tôi đang làm việc lau chùi một khu thương xá người Việt có
tên là Eden), Nga đón tôi ở cửa. Cô ấy ăn mặc đẹp và gọn như một người chuNn bị đi xa. Tôi ngạc nhiên lắm.
Nếu có người nào tình cờ thấy hai chúng tôi có lẽ họ khó mà nghĩ chúng tôi là một cặp vợ chồng. Tôi xuề xòa
quá. Mà không xuề xòa cũng không được. Ði lau chùi sàn nhà, cửa kính cho người ta mà ăn diện như làm thư
ký văn phòng thì coi sao phải, nhưng rõ ràng là Nga ăn mặc đẹp hơn thường lệ. Mà thường ngày thì cô ấy cũng
đã diện lắm rồi. Áo quần, giầy dép vòng đeo bông tai, nước hoa, không thứ nào có trên người Nga mà không
phải loại khá đắt tiền. Hôm nay Nga như một người mẫu trong một buổi trình diễn thời gian.
“Em muốn nói chuyện với anh”
Nga đặt cả hai tay lên vai tôi, nhìn thẳng vào mặt tôi nói nhỏ nhẹ có phần âu yếm hơn thường lệ.
“Em làm gì mà quan trọng dữ vậy?”
Tôi hỏi mà vẫn không hiểu gì hết.
“Em có việc phải đi xa một thời gian”.
Nga nói như thể tôi và cô ấy chỉ là hai người chưa hề sống chung với nhau, chưa hề có với nhau một đứa con,
chưa hề là vợ chồng.
“Ði xa? Mà em đi đâu?”
“Anh không cần biết em đi đâu. Mà anh muốn biết, em cũng không nói đâu”.
Tôi gỡ tay Nga ra, đến ngồi xuống ghế ở bàn ăn bên nhà bếp… Nga đến ngồi đối diện với tôi. Cô đưa tay lên
coi đồng hồ.
“Chừng nửa giờ nữa em sẽ lên phi trường Dulles. Anh sẽ không hỏi gì em, phải không?”
Tôi còn biết hỏi gì.
Nửa giờ sau có tiếng chuông cửa, Nga bật dậy. ” Bataan đang ngủ, anh đừng làm con thức. Anh trông con giùm
em”.
Nga ôm mặt tôi hôn nhẹ nhàng như một người em gái hôn anh.
Như vậy đó chúng tôi chia tay.

5.
Cali đang mùa Thu.
Hồi đầu tháng Chín, khi hai cha con tôi vừa đặt chân tới Cali, trời nóng dễ sợ. Tôi nghĩ chắc là mùa hè sắp đến,
nóng một trận chia tay để đi vào mùa Thu. Nhưng dân Cali thì nói khác. Họ cho rằng Cali sắp động đất. Bao giờ
cũng vậy trước khi có động đất đều có một trận nóng dữ dội như vậy. Nó báo hiệu cơn thiên tai mà người dân
Cali sẽ phải gánh chịu, vì sự phồn thịnh quá đáng của nó.
Ðộng đất đối với dân Cali là một người khách không được mời, nhưng người chủ nhà biết rõ là họ đang phải
chờ đợi. Bởi vì trước sau gì ông khách quý ấy cũng sẽ đến.
Mấy bữa nay thực sự là Cali đang đi trong mùa Thu.
Buổi sáng đôi khi có sương mù, đôi khi có chút mưa phùn rNy nhẹ bụi nước trên đầu trên tóc. Ðêm… đôi lúc
trời mù sương lái xe phải mở to mắt lên mà nhìn nếu không muốn bị tai nạn hay bị lạc đường. Trời sáng trưng
mà tôi còn bị lạc đường, nói chi là lái xe trong sương mù.
Bataan đã đi học. Tôi vừa xin được một việc làm cắt cỏ do một ông người Việt làm chủ. Bạn tôi bây giờ là
những người Mễ. Cũng như tôi, tiếng Anh họ dở lắm. Tôi tin là nghề cắt cỏ có thể ở với tôi lâu được. Ít ra là lâu
hơn thời gian tôi sống với Nga.
Những giờ rãnh rỗi tôi thường dẫn Bataan ra chợ Việt Nam lượm báo biếu đọc. Tôi thấy người Việt ở đây giàu
có quá. Hơn trên Virginia, Hoa Thịnh Ðốn và Maryland nhiều. Tôi cũng biết thêm nhiều tin tức về Việt Nam.
Tôi hi vọng Ðông đã ra khỏi tù cải tạo, và sẽ được đi Mỹ định cư theo một thỏa ước nào đó giữa Hoa Thịnh
Ðốn và Hà nội.
Trong giấc mơ, Bataan thường kêu mẹ ơi, mẹ ơi. Tôi thì không thấy gì hết. Tôi nghĩ rằng Nga đang hạnh phúc ở
một nơi nào đó với một người nào đó. Người nào có được trong tay một người đàn bà kiểu đó mà không hạnh
phúc! Nhiều lúc ngừng tay cắt cỏ, tôi giật mình tự hỏi không biết tôi đang ở đâu và có thiệt là tôi đã từng có một
người đàn bà sống chung mà xã hội gọi là vợ không?
Buổi sáng dậy sớm, nhìn Bataan còn ngủ say trên giường, tôi thấy sao nó giống Nga cách gì. Tôi tự an ủi mình
là tôi đâu có mất gì. Tình yêu vợ đã mất, nhưng tình yêu con đã thay vào. Trước kia hai người sống với nhau,
bây giờ cũng vẫn hai người. Biết đâu chừng, nếu Nga còn sống trong nhà, lại thừa ra một người chăng. Vả lại,
từ ngày chia tay đến nay, tôi không hề nhận được thư từ hay điện thoại gì của Nga. Nhiều khi tôi nghĩ hạnh
phúc làm người ta mất trí nhớ. Quên như Nga không chừng cô ấy hạnh phúc. Tôi không mong cô ấy gọi tôi.
Yêu người nào là muốn điều tốt cho người đó. Chỉ có nỗi đau khổ và bất hạnh mới làm Nga nhớ đến hai cha
con tôi.
Tôi đâu có muốn vậy. Dù sao đôi khi tôi vẫn nghĩ là sống như thế này vẫn hơn. Nhưng mà Cali mấy hôm nay
nóng thiệt là nóng. Không chừng động đất tới nơi.

Nguyễn Xuân Hoàng
Tháng Tám 1986